Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ tư, 14/06/2023 - 18:27
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Phát triển GDĐT vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra ngày 14/6 tại Nam Định.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: LP
Vùng đất giàu truyền thống về giáo dục mũi nhọn
Báo cáo tình hình phát triển GDĐT vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2022 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển GDĐT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, năm học 2022 - 2023, toàn vùng có 11.440 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.
Tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp học của vùng đều gia tăng và đứng đầu cả nước. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 39,9% (cao hơn 14,5% so với bình quân cả nước). Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98,6% (cao hơn 6,2% so với bình quân cả nước). Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi các cấp học phổ thông lần lượt là 99,9% đối với cấp Tiểu học; 98,7% đối với cấp THCS và 92,9% đối với cấp THPT.
Công tác phổ cập giáo dục mầm non, phổ thông và xóa mù chữ được củng cố và nâng cao. Toàn vùng có 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 100% các tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (trong đó có 9 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3); 88,3% tỷ lệ đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
4 địa phương đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành phổ cập THPT cấp độ 3 đều thuộc vùng.
Không chỉ nổi bật ở chất lượng giáo dục đại trà, vùng còn giàu truyền thống về giáo dục mũi nhọn và giáo dục năng khiếu. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023, 6/11 tỉnh trong vùng và Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong tốp 10 địa phương, đơn vị có nhiều giải học sinh giỏi quốc gia và nhiều giải nhất học sinh giỏi quốc gia nhất cả nước.
Năm 2022, toàn vùng có 18 học sinh đạt giải Olympic khu vực, quốc tế và Kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (chiếm 54,5% tổng số thí sinh đạt giải).
Năm 2023 tiếp tục là vùng có số học sinh được lựa chọn tham gia các đội tuyển tham dự Olympic quốc tế nhiều nhất cả nước.
Cần phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
Tại hội nghị, đại diện các địa phương, ngành Giáo dục, cơ sở giáo dục đại học vùng đồng bằng sông Hồng chia sẻ kết quả giáo dục đạt được, nhận diện khó khăn, thách thức; đưa đề xuất và trao đổi giải pháp phát triển GDĐT vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
Đánh giá trong GDĐT, vùng đồng bằng sông Hồng là dẫn đầu cả nước với nhiều kết quả tích cực, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đưa ra minh chứng cụ thể, trong đó có 2 con số nhận diện, đó là kết quả thi tốt nghiệp THPT (chất lượng đào tạo đại trà) và kết quả thi học sinh giỏi quốc gia (đào tạo mũi nhọn) luôn chiếm ưu thế trong top 10 cả nước.
GS.TS Nguyễn Văn Minh cũng chỉ ra một số thách thức GDĐT vùng đang đối mặt trong đó có việc, dù tập trung hầu hết cơ sở giáo dục đại học lớn, nhưng chưa có sự kết nối đa chiều trong đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng. Rất nhiều trường phổ thông ở các tỉnh, thành đạt “trường chuẩn”, có kết quả tốt, nhưng chưa có các hình mẫu điền hình, nhất là trong thời kỳ triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Giám đốc Sở GDĐT Hưng Yên Nguyễn Văn Phê kiến nghị sớm ban hành “Chiến lược Phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để địa phương có căn cứ trong việc định hướng chiến lược phát triển giáo dục của địa phương. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục.
Đồng thời cho rằng, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch… Thực hiện hiệu quả đổi mới quản lý giáo dục, bảo đảm tính dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; coi trọng quản lý chất lượng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Với các địa phương trong vùng, theo ông Phê cần tăng cường phối hợp, chia sẻ các kinh nghiệm, bài học, cách làm hay trong phát triển giáo dục ở mầm non, phổ thông. Hợp tác quy hoạch theo vùng trong quy hoạch các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học tránh đầu tư dàn trải lãng phí thiếu hiệu quả.
Vượt qua chính mình trong giáo dục đào tạo
Phát biểu kết luận, bên cạnh ghi nhận những kết quả, thành tựu to lớn của GDĐT vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn còn đề cập tới những thách thức trong phát triển GDĐT của vùng xuất phát từ chính vị trí cao và những thành tựu trong hiện tại.
“Đó là vượt qua chính mình trong GDĐT. Nếu từ vị trí thấp khi giải quyết được những vấn đề thấp sẽ lên cao, nhưng khi đạt được kết qủa tốt thì việc đổi mới nữa, tăng trưởng nữa sẽ là thách thức”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải, đồng thời cho rằng, những gì là kinh nghiệm có thể sẽ là rào cản, níu kéo và tạo nên sức ỳ khi thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.
Ở vị trí “người dẫn đầu” trong giáo dục cũng đặt ra cái khó cho đồng bằng sông Hồng khi phải giải quyết nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và cả cung cấp nhân tài cho sự phát triển của vùng.
Với một vùng đất hiếu học, quan tâm tới sự học, giáo dục luôn nhận được quan tâm hàng đầu như đồng bằng sông Hồng, theo ông Sơn, đây cũng là áp lực. Thách thức cho giáo dục của vùng còn đến từ đặc điểm tập trung dân cư cao với đòi hỏi cao về giáo dục. Nếu một số vùng khác quan tâm tới chỗ học thì đồng bằng sông Hồng không chỉ dừng lại ở việc đến trường có chỗ học mà là học với chất lượng cao, đòi hỏi cao.
Nhận định triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, cần cố gắng thực hiện những gì là “lõi”, căn cốt trước. Trong đó có đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới tư duy giảng dạy của đội ngũ nhà giáo; tận dụng tốt quyền chủ động được trao cho nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên. “Những năm đầu triển khai chương trình mới cho thấy, học sinh đã chủ động, năng động hơn. Đây chính là con đường hiện đại hóa giáo dục phổ thông muốn đạt được”, Bộ trưởng chia sẻ.
“Chuẩn hoá” cũng là từ khoá được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề cập với giáo dục vùng đồng bằng sông Hồng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, so với cả nước, tỷ lệ trường chuẩn của vùng đạt cao rồi nhưng phải vươn lên chuẩn cao hơn, dần đạt được các chuẩn mang tính quốc tế, nhất là ở các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng…
“Toàn ngành đang đặt trọng tâm là chuyển đổi số, xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu của ngành vào công tác quản lý; chuyển đổi số trong chuyên môn, quản trị, dạy và học ngày càng đòi hỏi đạt đến chiều sâu hơn. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, trong đó cần nhất là những biết quản lý, biết dùng và cần dùng”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương