Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội giải "bài toán" thiếu trường, thiếu lớp

Hải Hà

Thứ tư, 04/09/2024 - 20:42

(Thanh tra) - Năm học 2024 - 2025, Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về sĩ số học sinh các cấp học với gần 2,3 triệu em học tập tại hơn 2.900 ngôi trường. Với số học sinh tăng nhanh, trong khi quỹ đất để xây trường ở một số quận nội thành không còn, Hà Nội sẽ giải "bài toán" thiếu trường, thiếu lớp học ra sao?

Hà Nội quan tâm sửa chữa, nâng cấp trường học để giải "bài toán" quá tải trường, lớp học ở một số quận nội thành. Ảnh: HH

Quy mô giáo dục dẫn đầu cả nước

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố tiếp tục phát triển mạnh, dẫn đầu cả nước với 2.913 trường, gần 2,3 triệu học sinh và hơn 130.000 cán bộ, giáo viên.

Chuẩn bị đón năm học mới, thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo hướng từng bước kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của thành phố hiện nay là việc phát triển mạng lưới trường học theo quy hoạch tại một số địa bàn chưa đáp ứng được tốc độ gia tăng dân số.

Bên cạnh đó, tiến độ triển khai một số dự án xây dựng trường học trong quy hoạch còn chậm. Tại một số trường ở các quận như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa... vẫn còn tình trạng sĩ số học sinh/lớp cao hơn điều lệ trường học.

Với áp lực từ việc gia tăng dân số cơ học, số học sinh hàng năm tăng mạnh, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ giải "bài toán" quá tải trường, lớp học ở một số địa bàn như thế nào?

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương, trong 10 nhiệm vụ chủ yếu năm học 2024 - 2025, ngành GD&ĐT Hà Nội xác định, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp.

Trong bối cảnh tốc độ gia tăng dân số nhanh, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tăng cường tham mưu với thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả việc rà soát bổ sung, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Cùng với đó, Sở GD&ĐT tăng cường tham mưu thành phố bố trí đủ nguồn lực cho giáo dục; kiên trì và quyết liệt trong việc giải quyết dứt điểm việc thiếu trường, lớp học tại một số địa phương, nhất là tại các quận trung tâm.

Song song với đó, quan tâm sửa chữa, nâng cấp trường học, hệ thống nhà vệ sinh, cây xanh, tạo dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT chia sẻ, Sở sẽ tham mưu với thành phố chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tiến tới có từ 80 - 85% số trường học đạt chuẩn vào năm 2025 như chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra.

Nhiều ngôi trường mới được đưa vào sử dụng

Sở GD&ĐT cho biết, sẽ tham mưu với thành phố chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tiến tới có từ 80 - 85% số trường học đạt chuẩn vào năm 2025. Ảnh: HH

Trong năm học 2024 - 2025, dự kiến số học sinh đầu cấp của Hà Nội tiếp tục tăng khoảng 70.000 học sinh (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học trước khiến cho ngành Giáo dục Thủ đô luôn đứng trước thực trạng "cung" không đủ "cầu".

Để giải "bài toán" thiếu trường, thiếu lớp học, cùng với hàng loạt giải pháp trên, bước vào năm học mới 2024 - 2025, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cũng được xây mới, sửa chữa, cải tạo.

Ngay khi kết thúc năm học 2023 - 2024, các quận, huyện, thị xã và các nhà trường trên địa bàn thành phố đã khẩn trương triển khai nhiều dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, cũng như xây dựng bổ sung, nhất là tại các trường ở địa bàn đông dân cư.

Điển hình, tại quận Hoàng Mai, năm học 2024 - 2025, có thêm 4 ngôi trường mới. Trong đó, riêng tại phường Hoàng Liệt - nơi có mật độ dân cư cao nhất quận Hoàng Mai có thêm 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THPT.

Ngoài ra, tại phường Trần Phú (quận Hoàng Mai), Trường Tiểu học Trần Phú cũng vừa được hoàn thiện để kịp đón năm học mới, với gần 900 học sinh trên tổng số 24 lớp học.

Cách đó không xa, Trường Mầm non Trần Phú cũng được xây mới. Trước đây, trường phải chia thành 2 điểm, quản lý và triển khai các hoạt động rất vất vả, chưa kể đến tình trạng cơ sở vật chất bị xuống cấp thì nay trường được xây mới, 420 học sinh của 4 khối lớp sẽ được chăm sóc, học tập trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ.

Còn tại quận Hà Đông, năm học này, quận tăng khoảng hơn 4.000 học sinh. Để giải "bài toán" trường, lớp, quận đã xây dựng thêm rất nhiều đơn nguyên ở các trường mầm non, tiểu học và THCS.

Đặc biệt, Trường THCS Hà Đông được đầu tư, xây mới và đưa vào sử dụng trong năm học này. Bên cạnh đó, quận cũng sửa chữa và xây thêm phòng học ở nhiều trường THCS khác như: Mỗ Lao, Văn Yên, Văn Quán, Biên Giang.

Cùng với quận Hoàng Mai, Hà Đông, năm 2024, huyện Gia Lâm cũng đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 4 dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trường học. Trong đó, cải tạo, nâng cấp Trường THCS Ninh Hiệp, THCS Đặng Xá; xây dựng mới Trường Tiểu học Đại Hưng, Trường Mầm non Sao Khuê tại xã Đa Tốn.

Năm học mới này, học sinh hai thôn Thuận Tốn và Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm) sẽ được học tập tại ngôi trường vừa khánh thành là Trường Tiểu học Đại Hưng. Đây là 1 trong 2 trường học vừa được xây mới, hoàn thiện và đưa vào sử dụng của huyện Gia Lâm. Năm học 2024 - 2025, nhà trường sẽ đón 738 học sinh cho 20 lớp học, đảm bảo sĩ số theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh các trường vừa được bàn giao và đưa vào hoạt động trước thềm năm học mới, thời gian tới, huyện Gia Lâm sẽ đầu tư cải tạo, sửa chữa thêm 11 trường phục vụ nâng chuẩn và công nhận lại chuẩn quốc gia; chuẩn bị đầu tư đối với 1 trường liên cấp tại thị trấn Trâu Quỳ và 3 trường trong Khu Đô thị Vinhomes Ocean Park.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học mới này, toàn thành phố có thêm hơn 30 trường học. Với việc cải tao, sửa chữa và đưa nhiều công trình trường học vào sử dụng đã góp phần giải "bài toán" quá tải trường, lớp học ở một số địa bàn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm