Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 22/04/2019 - 11:03
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, ông không chấp nhận những cán bộ, giáo viên có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Thông tin về 222 thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018, trong đó có nhiều em là con em của lãnh đạo các địa phương, cán bộ ngành giáo dục khiến dư luận bức xúc.
Trao đổi với báo chí về việc xử lý những cán bộ này nếu họ bị cơ quan điều tra kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thi cử phải nghiêm túc, kết quả thi phải đảm bảo trung thực, khách quan.
Tôi rất đau lòng và không thể chấp nhận những cán bộ, viên chức ngành giáo dục bị kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh. Hành vi này vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo không chấp nhận những cán bộ, viên chức với nhân cách như thế được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình. Tinh thần là cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục những cán bộ này.
"Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vị phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch" - Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Xem xét buộc thôi học những thí sinh gian lận
Phóng viên: Có ý kiến cho rằng tất cả thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đều phải bị huỷ kết quả thi, buộc thôi học tại các trường đại học. Còn ý kiến của Bộ trưởng ra sao?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tất cả các hành vi gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia nói riêng và bất cứ kỳ thi nào khác đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Hiện nay, các trường đại học thuộc khối Công an đã huỷ kết quả trúng tuyển, trả về địa phương đối với các thí sinh được nâng điểm. Các trường khối dân sự cũng huỷ kết quả trúng tuyển đối với các thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm chuẩn.
Riêng 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển thì trước mắt, trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học.
Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Quan điểm của Bộ Giáo dục là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử.
Các trường đại học chủ động xử lý thí sinh gian lận điểm
Phóng viên: Việc các trường đại học còn khác nhau trong xử lý thí sinh liên quan đến kết quả thi của thí sinh THPT quốc gia 2018 là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Xin Bộ trưởng làm rõ về cách xử lý những trường hợp này?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Xử lý những sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh không chỉ được áp dụng bởi các quy định trong Quy chế mà còn các qui định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các qui định khác của cơ sở giáo dục đại học. Vì thế, khi xử lý một trường hợp, chúng ta phải áp dụng các quy định để đảm bảo tính chính xác, công bằng, nghiêm minh.
Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nên việc xử lý các trường hợp thí sinh bị hạ điểm thi trước hết thuộc thẩm quyền của các trường. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động ngồi đợi chỉ đạo của Bộ.
Vừa qua, các trường đại học khối Công an đã chủ động xử lý theo quyền và trách nhiệm của họ. Tôi ủng hộ cách xử lý của các trường này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường phải căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh, của Đề án tuyển sinh đã công bố, các quy định riêng của từng trường và quy định có liên quan của cơ quan có thẩm quyền (bộ, ngành, địa phương…nếu có) để chủ động xử lý nghiêm, đúng pháp luật, đảm bảo có căn cứ và có trách nhiệm giải trình với xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật để hoàn thiện các quy chế, quy định của ngành để giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học, đặc biệt là qui định các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý được ngay đối với các loại vi phạm gián tiếp trong gian lận thi cử.
Phóng viên: Để kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 diễn ra an toàn, nghiêm túc, ngành giáo dục sẽ có những thay đổi gì trong tổ chức thực hiện?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi luôn quán triệt với cán bộ trong ngành giáo dục và những cán bộ của các cấp, ngành, địa phương tham gia vào công tác làm thi rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục, mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội.
Do đó, việc tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học phải đặc biệt được coi trọng để đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, công bằng, chính xác.
Những “lỗ hổng” về mặt quy trình, kỹ thuật trong tổ chức thi THPT quốc gia 2018 hiện đã được ngành giáo dục khắc phục. Chúng tôi cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo an ninh, an toàn trong tổ chức thi; nâng cấp các phần mềm để phòng ngừa, ngăn chặn và hỗ trợ phát hiện gian lận trong quá trình chấm thi.
Tuy nhiên, kỹ thuật, công nghệ có tốt đến đâu nhưng con người tham gia vào công tác làm thi mà không tốt, cố ý vi phạm thì sai sót vẫn có thể xảy đến.
Do đó, trong các cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi năm nay tôi luôn đặc biệt yêu cầu ngành giáo dục và đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan phải lựa chọn cán bộ có năng lực, trách nhiệm, phẩm chất chính trị tốt để tham gia làm thi và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Theo Hồng Hạnh/Dân Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình