Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần "đi trước một bước" trong đổi mới nội dung giáo dục đào tạo

Lê Hiếu

Thứ ba, 18/04/2023 - 21:15

(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT) vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra ngày 18/4, tại tỉnh Bình Dương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị Phát triển GDĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: TT

Quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ

Báo cáo về tình hình phát triển GDĐT vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2011 - 2022, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng và cả nước. Tính đến nay, toàn vùng có 7.871 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên (tăng 1.007 cơ sở so với năm học 2010 - 2011).

Các địa phương đã chú trọng công tác huy động học sinh nhập học đúng độ tuổi, tuy vậy một số chỉ tiêu vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ toàn vùng đứng thứ ba trong sáu vùng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đứng thứ năm trong sáu vùng kinh tế - xã hội.

Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp của vùng Đông Nam Bộ là 92,5%, cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học tại vùng Đông Nam Bộ tăng dần hằng năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với bình quân của cả nước và thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội.

Toàn vùng hiện có 57 trường đại học và 316 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Tỷ lệ sinh viên đại học đứng thứ hai toàn quốc, chỉ sau đồng bằng sông Hồng.

Bình quân hằng năm, có khoảng hơn 70.000 sinh viên và 6.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 86,6% (cao hơn bình quân chung của cả nước). Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng là 29,5% (đứng thứ hai trong sáu vùng kinh tế - xã hội). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng khoảng 6,6%.

Chia sẻ về mục tiêu phát triển GDĐT của TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, TP đang tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐT phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Phát huy hiệu quả trường chất lượng cao “trường tiên tiến, hội nhập quốc tế". 100% trường học trên địa bàn phấn đấu xây dựng theo mô hình trường học thông minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng kiến nghị các bộ, ngành xem xét không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục, đặc biệt đối với các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp nhằm đảm bảo đội ngũ đáp ứng nhu cầu học sinh tăng hàng năm rất cao.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đề nghị xem xét việc tinh giản biên chế giáo dục; chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên, nhất là giáo viên mầm mon đang công tác ở vùng sâu vùng xa; chế độ ưu tiên cho học sinh khó khăn về tiếp cận sách giáo khoa mới… Đồng thời chia sẻ về một số vấn đề đang đặt ra với giáo dục Bình Phước như thiếu cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị; thiếu giáo viên, còn nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, chưa cân đối về cơ cấu; chưa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư để phát triển giáo dục ngoài công lập; chưa có trường đại học đóng trên địa bàn; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng gặp khó khăn.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: TT

Cần có triết lý mới, nhận thức mới về đầu tư cho giáo dục

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh 5 vấn đề cấn tập trung để phát triển GDĐT.

Phó Thủ tướng cho rằng cần có triết lý mới, nhận thức mới về đầu tư cho giáo dục, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phương thức dạy và học… trên cơ sở khoa học, dân chủ, tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Về phát triển đội ngũ giáo viên, cần "đi trước một bước" trong đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp đào tạo, cập nhật kiến thức, để đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu liên thông trong hệ thống giáo dục, dạy nghề (trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng lên đến đại học, sau đại học) để khuyến khích học tập suốt đời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thế giới kết nối, chia sẻ, ngành Giáo dục phải phát huy nội lực, chú trọng thu hút các nhà khoa học, nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài. Đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy ngoại ngữ - đây là "giấy thông hành", "hành trang" để lao động Việt Nam hội nhập ra thế giới.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, bộ đã triển khai 3 hội nghị phát triển GDĐT vùng tại 3 Tây (Tây Bắc - Tây Nam Bộ - Tây Nguyên). Theo đó, câu chuyện giáo dục của 3 Tây là phổ cập, nâng cao dân trí, vấn đề vai trò của Nhà nước, thực hiện công bằng giáo dục, đó là vấn đề kiên cố hoá trường học, các chính sách ưu tiên, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu. Ảnh: TT

Với miền Đông Nam Bộ, theo Bộ trưởng, đây là khu vực nhu cầu học tập lớn, nhu cầu học tập với chất lượng bậc cao. Đây là khu vực bao gồm cả những nấc thang cao nhất của giáo dục, cả những phần thấp nhất của giáo dục. Ở đây vẫn còn tỷ lệ người mũ chữ, vẫn còn lớp học tình thương dành cho con em người lao động không có chỗ học.

“Nói tới vùng 3 Tây sẽ thấy thuận cho dạy người, khó cho dạy nghề và rất khó về nhân tài. Còn vùng này thuận cho dạy nghề, tốt cho nhân tài nhưng đầy thách thức cho dạy người”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định.

Cho rằng, câu chuyện giáo dục ở vùng nào cũng có 3 phương diện đó là nhân, nhân lực và nhân tài. Do vậy, vấn đề “nhân”, giáo dục dạy người vùng nào cũng quan trọng, có yêu cầu giống nhau như Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã xác định những phẩm chất, năng lực và giá trị cốt lói. Nhưng riêng với Đông Nam Bộ cần phải chú ý thêm một điểm giáo dục con người.

“Chúng ta cần tạo một lớp thị dân mới, những con người ở các đô thị với lối sống kỷ cương, tuân thủ pháp luật, những công dân số và biết sống văn minh trong môi trường đô thị. Cần phải giáo dục họ ngay từ trong quá trình chuyển từ nông thôn thành đô thị - đây là môt vấn đề trong sự dạy người của các tỉnh miền Đông”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Đối với vấn đề nhân lực, Bộ trưởng lưu ý, cần làm tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, gốc của chất lượng nhân lực không đâu khác phải bắt đầu từ phổ thông. “Việc này các tỉnh đang làm tốt, cần cố gắng làm thật tốt hơn nữa”, Bộ trưởng nói, đồng thời cho rằng, trong vấn đề nhân lực của miền Đông thì nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải đặt thành hướng ưu tiên trọng tâm.

Còn đối với nhân tài, Bộ trưởng nhắc tới việc phải tập trung phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật, khoa học, đổi mới, sáng tạo, quản trị, điều hành…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Đình chỉ 3 học sinh đánh hội đồng bạn bị gãy đốt sống cổ

Thanh Hoá: Đình chỉ 3 học sinh đánh hội đồng bạn bị gãy đốt sống cổ

(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.

Hương Trà

19:24 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm