Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

350 trẻ rối loạn tự kỷ tham gia Ngày hội thể thao và tri ân thầy cô

Chủ nhật, 08/11/2020 - 09:34

Không chỉ là nơi vui chơi dành cho trẻ tự kỷ, hội thao còn là nơi các phụ huynh có con tự kỷ gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, thành lập các hội nhóm hỗ trợ tinh thần và giúp đỡ con em mình tiến bộ.

Các chuyên viên can thiệp hướng dẫn trẻ tự kỷ chơi bóng đá. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Ngày 7/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 350 trẻ rối loạn phổ tự kỷ sinh sống trên địa bàn và các tỉnh lân cận đã tham gia Ngày hội thể thao và tri ân thầy cô giáo nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Ngày hội do Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN), Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Từ thiện trẻ em Sài Gòn (Saigon Children’s Charity) tổ chức.

Tại Ngày hội, trẻ tự kỷ được tham gia nhiều trò chơi nhằm giúp phát triển các giác quan và kỹ năng như đưa bóng vào lỗ, xỏ dây, thả cá vào bể, trang trí dâu tây, xâu hạt, tha mồi về tổ, bóng đá, bật xa, khúc côn cầu… Những trò chơi này tưởng chừng đơn giản với mọi trẻ em nhưng với trẻ tự kỷ là một quá trình đầy khó khăn, thử thách.

Có mặt từ sớm cùng con để tham gia các trò chơi tại Ngày hội, chị Lê Thị Hiền (ngụ quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết chị đưa con đến đây với hy vọng con sẽ gặp gỡ các bạn cùng cảnh ngộ, học hỏi được nhiều hơn và sẽ hòa nhập được với cuộc sống.

Tương tự, chị Trần Minh Phương (ngụ quận Thủ Đức) cũng rất vui mừng khi chứng kiến con mình hào hứng tham gia các trò chơi.

Chị chia sẻ: “Nếu trước đây bé thu mình vào thế giới riêng thì từ khi tham gia giao lưu cùng với các bạn cùng cảnh ngộ khác, bé hoạt bát hơn hẳn."

Không chỉ là nơi vui chơi dành cho trẻ tự kỷ, hội thao còn là nơi các phụ huynh có con tự kỷ gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, thành lập các hội nhóm hỗ trợ tinh thần và giúp đỡ con em mình ngày càng tiến bộ.

Bà Phạm Thị Kim Tâm, Chủ tịch Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam cho biết ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một chính sách quốc gia dành cho người tự kỷ; trong khi đó, tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ ngày càng cao; quá trình can thiệp phức tạp, kéo dài, chi phí tốn kém và chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, trẻ tự kỷ đang có xu hướng bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển chung.

 Hướng dẫn trẻ tự kỷ chơi môn thể thao khúc côn cầu. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

"Thông qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng trẻ em rối loạn phổ tự kỷ sẽ có nhiều sân chơi phù hợp hơn dành cho mình và xã hội sẽ hiểu đồng cảm hơn với cộng đồng tự kỷ. Nuôi con vốn đã vất vả nhưng nuôi những đứa trẻ tự kỷ, các bậc làm cha mẹ còn vất vả hơn trăm lần. Thế nhưng khi sự vất vả ấy được san sẻ bằng sự yêu thương của xã hội thì họ sẽ càng có thêm động lực để thay đổi cuộc sống cho con mình, giúp trẻ có tương lai, có ước mơ như bao đứa trẻ khỏe mạnh khác."

Nhân dịp này, Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam cùng các phụ huynh trẻ tự kỷ đã tặng quà tri ân các thầy cô giáo, chuyên viên can thiệp có nhiều tâm huyết với trẻ tự kỷ trong những năm qua./.

Theo Đinh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm