Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vị tướng tài Thiều Thốn ở xứ Thanh có công giúp vua dẹp giặc Chiêm Thành

Văn Thanh

Thứ ba, 24/01/2023 - 15:29

(Thanh tra) - Danh nhân Thiều Thốn là vị tướng tài dốc lòng phò vua Trần Dụ Tông dẹp giặc Chiêm Thành. Sau này, ông được vua phong “Khai quốc công thần phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng tể kiêm Trưởng kim Ngô Vệ”. Ngày nay, đền thờ ông ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn được rất nhiều người dân biết đến, thắp hương, cúng bái, tỏ lòng thành kính mỗi độ Tết đến, Xuân về.

Cổng vào đền thờ vị tướng tài Thiều Thốn ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Ảnh: Văn Thanh

Thiều Thốn xuất thân từ gia đình nghèo khó

Theo bia ghi danh công trạng của vị tướng tài Thiều Thốn, ông sinh ngày 3/3/1326, niên hiệu Khai Thái thứ 3, đời vua Trần Minh Tông (1314 - 1329), trong một gia đình nông dân nghèo khó, ở xã Thọ Sơn, tổng Thanh Khê, nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thiều Thốn lúc còn nhỏ có tướng mạo khác thường, mày rồng, mắt phượng. Mặc dù còn nhỏ tuổi mà có chí khí anh hùng. Năm bảy tuổi, ông khai tâm nhập học, có tư chất thông minh, đọc thông kinh sử, tài hơn cả bậc Nho sinh.

Đền thờ vị tướng tài Thiều Thốn ở xứ Thanh. Ảnh: Văn Thanh

Đến khi trưởng thành, ông đi theo con đường binh nghiệp, dốc lòng phò vua giúp nước. Ông là người có công lớn giúp vua Trần Dụ Tông dẹp giặc Chiêm Thành ở phía Nam năm 1357. Sau đó, ông được phong làm Phòng ngự sứ đem quân trấn ải Đông Binh, Lạng Sơn ở phía Bắc năm 1358. Thiều Thốn ngoài việc được người đời biết đến là một vị tướng giỏi cầm quân còn được biết đến là một nhà quân sự, nhà chiến lược tài ba, đạo đức, nhân cách, tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc, sống trong sạch, thanh cao, thương yêu quân sĩ hết lòng, luôn chăm lo cuộc sống cho dân vùng biên cương đã được quân sĩ và dân chúng hết lòng yêu mến, ca ngợi. Khi bị hàm oan, kẻ xấu lập mưu hãm hại, bị cách hết chức tước, vẫn được người dân và quân sĩ kêu oan cho ông. Nhờ vậy mà nhà vua đã xem xét lại và phục chức cho ông.

Từ người lính trở thành quan thanh liêm

Theo đánh giá, vị tướng tài Thiều Thốn là một danh nhân tài ba lỗi lạc, một nhân cách lớn, được vua Trần Dụ Tông phong “Khai quốc công thần phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng tể kiêm Trưởng kim Ngô Vệ” và gả con gái Trần Thị Ngọc Hai cho. Trải qua 5 đời vua nhà Trần, từ một người lính, Thiều Thốn đã trở thành một vị quan đứng đầu hàng tam thái. Trong quãng thời gian này, Thiều Thốn luôn một lòng phò vua giúp nước và được đời sau ca ngợi là vị quan thanh liêm, yêu dân, nhân đạo hết mực, đức lớn, dũng cảm, tên tuổi hiển đạt mãi mãi ghi danh về sau.

Du khách thập phương, con cháu họ Thiều Thốn đến bia ghi công trạng để đọc lại những cống hiến to lớn của vị tướng tài. Ảnh: Văn Thanh

Thiều Thốn mất ngày 8/8/1380, hưởng thọ 55 tuổi, mộ táng tại chân núi Đào của quê hương ông nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Ông được nhà vua ban sắc phong tặng “Thượng đẳng phúc thần Đại vương” và cho phép nhân dân lập đền thờ, tế lễ theo điển pháp Nhà nước. Các đời vua sau đều ban sắc phong tặng ông. Hằng năm vào ngày 8/8 Âm lịch, chính quyền, nhân dân địa phương, bà con dòng họ Thiều đều tổ chức kỷ niệm ngày mất. Đây là hoạt động mang ý nghĩa truyền thống và tâm linh sâu sắc nhằm tưởng nhớ đến công ơn của tướng quân Thiều Thốn đã đóng góp cho đất nước.

Bia ghi công trạng của vị tướng tài Thiều Thốn tại đền thờ của ông. Ảnh: Văn Thanh

Di tích đền thờ và lăng mộ Thiều Thốn được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh quốc gia năm 1993, được trùng tu, tôn tạo năm 2016, hoàn thành năm 2017. Ngày nay, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về người dân thập phương, con cháu họ Thiều lại tấp nập về đền thời và lăng mộ thắp hương tỏ lòng thành kính, cầu khấn xin lộc làm ăn, sức khỏe, bình an trong năm mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.

Trọng Tài

14:03 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm