Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Văn hóa giúp nâng tầm thương hiệu du lịch Việt

Thái Hải

Thứ năm, 27/04/2023 - 06:36

(Thanh tra) - Văn hóa Việt Nam vốn có bề dày lịch sử, đa dạng và phong phú với nhiều câu chuyện thú vị, những câu chuyện đó lại chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc. Việc phát triển những giá trị này không chỉ giúp nâng tầm cách truyền tải hình ảnh văn hóa Việt mà còn góp phần xây dựng thương hiệu du lịch, xây dựng hình ảnh con người, đất nước, dân tộc Việt Nam.

Văn hóa sẽ nâng cao giá trị của các sản phẩm du lịch. Ảnh minh họa: Internet

Mỏ vàng cho phát triển du lịch văn hóa

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, xác định vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, ngành Du lịch đã đưa sản phẩm du lịch văn hóa trở thành một trong những dòng sản phẩm quan trọng hàng đầu trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, cũng như Chiến lược Phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Du lịch văn hóa cũng là 1 trong 13 ngành công nghiệp văn hóa được xác định trong chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã cho ra đời nhiều tour du lịch về văn hóa, như: Công ty Du lịch bền vững (S.T.I.D) phối hợp với Bảo tàng Văn học Việt Nam ra mắt tour du lịch văn học với chủ đề “chữ Tâm, chữ Tài”. Đây là sản phẩm du lịch văn hóa về đêm tại bảo tàng đầu tiên được tổ chức. Sản phẩm du lịch mới này khai thác những tinh hoa văn học của Việt Nam, không chỉ tạo không gian văn hóa cho người dân mà còn kỳ vọng sẽ tạo được điểm du lịch hấp dẫn cho những người yêu văn chương, du khách trong và ngoài nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có Đề án “Tứ đại cảnh - Huyền thoại Việt Nam” quảng bá du lịch văn hóa bằng nghệ thuật biểu diễn và công nghệ thực cảnh kết hợp 3D Mapping và AR real time-Virtual, thu hút nhiều hơn khách thăm quan qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Đồng thời, đưa thêm văn hóa vào du lịch để nhân dân hiểu thêm, hiểu sâu, hiểu kỹ những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa. Theo đó, thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam được định vị dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc, tập trung vào giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm 20-25% trong tổng số khoảng 130 tỉ USD tổng thu từ khách du lịch.

Văn hóa sẽ nâng cao giá trị của các sản phẩm du lịch

Việc kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch là hướng đi quan trọng của du lịch Việt Nam thời gian tới, trong việc khai thác những giá trị cốt lõi tốt đẹp đã được hun đúc hơn 4.000 năm lịch sử, để làm sao du lịch có thể phát triển bền vững hơn.

Ngoài mục đích thu hút khách quốc tế, với du lịch trong nước, Bộ VHTTDL cũng rất muốn đưa thêm văn hóa vào du lịch để nhân dân có thể hiểu thêm, hiểu sâu, hiểu kỹ những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam. Việc làm này mang tính giáo dục một cách mềm mại, rất thu hút cũng như thích hợp cho tất cả các tầng lớp nhân dân.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, sự liên kết giữa du lịch và văn hóa ngày càng sâu sắc, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi phải thúc đẩy sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là bản sắc và sự khác biệt văn hóa của mỗi quốc gia.

Các chuyên gia cho rằng, ngành Du lịch phải có thêm cách làm mới để thu hút thêm khách du lịch đến Việt Nam, kết hợp truyền thống văn hóa dân tộc, đưa các giá trị văn hóa phi vật thể lên một tầm cao mới.

Kinh nghiệm của thế giới đã chỉ ra rằng việc tuyên truyền qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật là một trong những phương tiện và con đường nhanh nhất, hiệu quả và thú vị nhất để tiếp cận khán giả, du khách.

Vì vậy, nên có những chương trình biểu diễn nghệ thuật đề cao các giá trị văn hóa cũng như chắt lọc được câu chuyện hay chưa khai thác từ kho tàng dân gian Việt Nam. Việc làm này mang tính giáo dục một cách mềm mại, rất thu hút cũng như thích hợp cho tất cả các tầng lớp nhân dân

Bên cạnh đó, cần đầu tư cho việc quảng bá du lịch văn hóa qua các sản phẩm du lịch, các chương trình nghệ thuật.

Với những nỗ lực thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, Việt Nam đã đạt được một số giải thưởng du lịch tiêu biểu của Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (trong 3 năm 2019, 2020, 2022); Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (2019); Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á (2019) - Hội An; Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (2019); Điểm đến vui chơi, giải trí hàng đầu thế giới - Đảo ký ức Hội An; Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới - Sun World Fansipan Legend (2022).

Việt Nam có những sản phẩm du lịch kết hợp văn hóa

Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong số khách du lịch văn hóa nói chung, khách đến thăm quan các viện bảo tàng chiếm khoảng 59%; thăm các di tích lịch sử, di sản văn hóa chiếm khoảng 56% - cao hơn nhiều đi dự các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Để thu hút khách du lịch văn hóa, một số quốc gia đã đầu tư các chương trình nghệ thuật tổng hợp (biểu diễn thực cảnh) kể một câu chuyện về lịch sử, văn hóa của dân tộc, địa phương.

Việt Nam đã có những sản phẩm du lịch kết hợp với phát huy giá trị văn hóa như tour kết nối di sản thế giới các nước ASEAN, hành trình di sản miền Trung, các lễ hội như Festival nghệ thuật Huế, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Festival hoa Đà Lạt, lễ hội ẩm thực đất phương Nam...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.

Trọng Tài

14:03 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm