Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 16/09/2024 - 14:48
(Thanh tra) - Xây dựng nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch tại các vùng nông thôn, trong đó có du lịch cộng đồng. Hoạt động du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ tận dụng lợi thế hạ tầng cơ sở sẵn có, giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn bản sắc, truyền thống văn hóa và môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Phát triển du lịch cộng đồng góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Ảnh: IT
Phát triển du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để tạo thêm việc làm từ cung ứng dịch vụ, gia tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.
Thực tiễn cho thấy, chương trình xây dựng nông thôn mới đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho phát triển du lịch nông thôn trong việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm vệ sinh môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống… đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Ngược lại, du lịch nông thôn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới bền vững thông qua việc nâng cao thu nhập, tạo sinh kế cho người dân ở nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản...
Bên cạnh đó, du lịch cộng đồng đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội cho người dân địa phương thông qua tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Một số điểm du lịch như Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), Hội An (Quảng Nam)… đã góp phần thay đổi sinh kế cho người dân địa phương. Từ những vùng quê kinh tế còn khó khăn, nhờ hoạt động du lịch, sinh kế của người dân đã được cải thiện rõ rệt, từng bước bắt kịp những tỉnh, địa phương có hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.
Nhiều hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ và du lịch cộng đồng đã liên kết với các hộ dân trong thôn, bản làm du lịch cộng đồng. Với hình thức này, không chỉ hướng đến thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ và Nhân dân địa phương về lợi ích, hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Nâng tầm sản phẩm và dịch vụ, khẳng định thương hiệu của địa phương
Các chuyên gia cho biết, du lịch cộng đồng xuất hiện từ đầu những năm 1990 tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam. Đến nay, loại hình này đã lan rộng tại hầu khắp các địa phương trên cả nước và du lịch cộng đồng được xác định là 1 trong 4 dòng sản phẩm chính được ưu tiên đầu tư trong Chiến lược Phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, cả nước có 73 tuyến du lịch có dẫn khách đến các điểm du lịch nông thôn, có 365 điểm du lịch nông thôn. Các loại hình du lịch nông thôn chủ đạo hiện nay là du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Các sản phẩm du lịch nông thôn khai thác tập trung vào giá trị cảnh quan sinh thái nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp, giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, sản phẩm nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao…
Để phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước. Các chuyên gia du lịch cho rằng, cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về thể chế và cơ chế chính sách; phát triển sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực; về cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ vật chất kỹ thuật; liên kết và hợp tác; bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và cải thiện môi trường…
Tiếp tục hoàn thiện có hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và dịch vụ; ưu đãi về thuế, phí, vốn vay, xúc tiến sản phẩm, thương mại dịch vụ. Tạo điều kiện để cộng đồng tham gia ở các mức độ khác nhau trong quá trình xây dựng, kiểm tra, giám sát.
Phát triển gắn với lợi ích của cộng đồng địa phương, giúp dần cải thiện mức sống, xóa đói giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng giữa các địa phương, khu vực với nhau nhờ chuyển đổi sinh kế sang dịch vụ du lịch và các hoạt động phi nông nghiệp khác.
Khảo sát, phân tích, đánh giá chi tiết, có hệ thống các nguồn lực, tài nguyên, văn hóa của địa phương để định hướng, quy hoạch, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hỗ trợ đầu tư và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá lợi thế của địa phương.
Chủ động hội nhập, tìm kiếm thị trường, thu hút nguồn vốn và hợp tác cùng phát triển; huy động hỗ trợ và đầu tư có chiều sâu, nâng tầm về sản phẩm và dịch vụ, tạo thành điểm nhấn của điểm đến, từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu cho địa phương mình.
Theo Cục Du lịch Quốc gia, cần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cộng đồng, coi cộng đồng là trung tâm, đóng vai trò quan trọng; ưu tiên tuyển chọn người địa phương để đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với khả năng, trình độ trong hoạt động du lịch; nâng cao tính chuyên nghiệp cho người dân tại địa phương, đáp ứng yêu cầu trong xu thế hội nhập và cạnh tranh; tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Quy hoạch cụ thể, đồng bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Thiết kế và xây dựng dựa vào những vật liệu sẵn có từ địa phương và đảm bảo không phá vỡ không gian cảnh quan vùng quê, đặc trưng của vùng, miền...
Thiết lập và tăng cường sự liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các chủ thể tham gia trong cộng đồng. Xác lập được vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới như: Cộng đồng người dân tại chỗ - cơ quan quản lý nhà nước - doanh nghiệp du lịch, cơ sở cung cấp sản phẩm, dịch vụ - khách du lịch - cơ quan truyền thông - các chủ thể liên quan khác. Tiếp cận theo hướng quan điểm tư duy có hệ thống trong sự liên kết không gian và liên kết ngành.
Bảo tồn và phát huy tối đa tiềm năng, giá trị văn hóa cộng đồng, khôi phục phát triển các nghề thủ công truyền thống, cải thiện điều kiện vệ sinh và cảnh quan môi trường, hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ thiết yếu như: Nhà khách, nhà vệ sinh, bãi đậu xe, khu ăn uống, vui chơi giải trí, biển chỉ dẫn, dụng cụ hoạt động cộng đồng, ca múa nhạc… khu vực sản xuất nông nghiệp, làng nghề, vận chuyển và chế biến các sản phẩm nông sản, xây dựng sản phẩm nông thôn mới, hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên của điểm đến.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…
Trọng Tài
12:22 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 10/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism).
Thái Hải
21:06 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
19:49 07/12/2024Mạnh Sơn
07:00 06/12/2024Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm