Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 07/09/2023 - 06:35
(Thanh tra) - Có thể nói, từ sau đại dịch đến nay, du lịch Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của xu hướng du lịch quốc tế. Còn 4 tháng nữa mới hết năm, nhưng du lịch Việt Nam gần như đã hoàn thành mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong cả năm 2023. Tổng lượng khách quốc tế đến nay đạt trên 7,8 triệu lượt, bằng 98% kế hoạch năm.
Du lịch Việt gần hoàn thành mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023. Ảnh minh họa
Cú hích từ chính sách visa mới
Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết, tháng 8/2023, Việt Nam đón hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,2% so với tháng trước, xác lập mốc đón khách ngoại cao nhất kể từ đầu năm.
Tính chung 8 tháng, tổng lượng khách quốc tế đạt trên 7,8 triệu lượt, đạt 98% kế hoạch năm 2023. Như vậy, đến thời điểm này du lịch Việt Nam xem như đã về đích sau một năm bị "hụt hơi" về chỉ tiêu đón khách quốc tế. Năm ngoái cả nước chỉ đón hơn 3,66 triệu lượt so với mục tiêu đề ra là 5 triệu lượt khách.
Đặc biệt, sau 15 ngày Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực và triển khai thực hiện Nghị quyết số 127 của Chính phủ, đã có 112.058 hồ sơ đề nghị cấp thị thực điện tử, tăng trên 70% so với trước khi luật có hiệu lực. Có 337.669 lượt người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, chiếm 70% tổng lưu lượng nhập cảnh, tập trung vào công dân một số quốc gia, như Hàn Quốc (155.000 lượt), Nhật Bản (30.000 lượt), Anh (8.000 lượt)...
Công dân các nước mới được áp dụng cấp thị thực điện tử theo Nghị quyết số 127 đạt 50% (56.000 hồ sơ); trong đó công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu điện tử chiếm khoảng 10% (9.130 hồ sơ).
Cùng với đó, việc triển khai thực hiện nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đã tạo thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch quốc tế lựa chọn những chương trình du lịch nghỉ dưỡng, xuyên Việt và liên quốc gia, giúp họ chủ động thời gian, lịch trình thăm quan, nghỉ dưỡng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong khu vực.
Các chuyên gia đánh giá, những chính sách visa thông thoáng này tạo điều kiện cho du khách quốc tế đến Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Đây là một trong những lý do khiến hai tháng gần đây khách nước ngoài đến Việt Nam liên tục tăng. Mùa cao điểm đón khách quốc tế của Việt Nam thường diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Do đó, thời gian tới các chuyên gia khẳng định chắc chắn lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa.
Các chuyên gia nhận định, với tốc độ tăng trưởng tốt cũng như lợi thế từ những đánh giá tích cực của thế giới, trong thời gian 4 tháng còn lại (từ tháng 9-12), đặc biệt là từ tháng11 trở đi, khi du lịch Việt Nam vào mùa cao điểm đón khách quốc tế sẽ đặt ra một bức tranh sáng hơn cho khả năng đạt được mục tiêu đón 10-12 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.
Cần mục tiêu đón khách mới
Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành Du lịch cần tính toán lại mục tiêu khách 8 triệu vì con số này đang "trói" cả ngành, làm mất đi tính đột phá của du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục. Trong khi đó, Thái Lan đã điều chỉnh mục tiêu đón khách tăng lên 30 triệu lượt khách, Singapore tăng lên 12-14 triệu lượt khách và ngay cả Indonesia cũng đã chủ động nâng số lượt khách mục tiêu đón 8,5 triệu lượt sau khi đánh giá khả quan sự hồi phục của thị trường.
Việt Nam vẫn ở mốc 8 triệu như cuối năm ngoái thì mức tụt hậu ngày càng xa và như thế, vô tình cũng làm hạn chế sự năng động, linh hoạt các chính sách đưa ra để phát triển du lịch, thúc đẩy cả ngành.
Vì vậy, Chính phủ cần tính toán điều chỉnh mục tiêu này lên một số cao hơn, không nên chọn con số dễ dàng đạt được để mất đi tính nỗ lực của mình.
Đồng thời, cũng cần nhìn nhận mục tiêu đón khách không chỉ là con số để hoàn thành nhiệm vụ mà lợi ích của việc điều chỉnh mục tiêu là giúp ngành du lịch có những giải pháp, kế hoạch cụ thể, kịp thời. Du lịch là ngành chịu nhiều tác động của những ngành nghề khác nhau, vì thế, khi có những mục tiêu cao hơn, các bộ, ngành khác cũng sẽ có chính sách điều chỉnh phù hợp với cơ hội thị trường. Khi đó, những ngành như hàng không, khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng... sẽ có những chiến lược riêng như tăng mở đường bay, đầu tư thêm phòng, dịch vụ...
Cơ hội tăng tốc của ngành Du lịch càng lớn hơn khi mới đây các nút thắt, điểm nghẽn về chính sách tạo thuận lợi cho du lịch phát triển được Quốc hội, Chính phủ quan tâm tháo gỡ, đang hấp dẫn các du khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn trong những tháng cuối năm.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng đến lúc Cục Du lịch Quốc gia có những thông điệp mới, kế hoạch mới cho toàn ngành từ đây đến cuối năm.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu phục hồi hoàn toàn bằng với trước dịch trong năm sau, Việt Nam cần nhiều chiến lược sắc bén hơn bao gồm cơ cấu lại thị trường khách quốc tế và giới thiệu được sản phẩm mới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân