Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 06/04/2023 - 06:36
(Thanh tra)- Việc nâng thời gian lưu trú và tăng thêm các nước được cấp thị thực (visa), nhất là thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới là cơ hội vàng cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển và được kỳ vọng sẽ “hồi sinh” nền kinh tế xanh, là cú hích cho ngành "công nghiệp không khói" nước nhà.
Điều chỉnh chính sách visa là tin vui đối với ngành Du lịch Việt Nam. Ảnh minh họa: Thái Hải
Quyết định đột phá cho du lịch nước nhà
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay với kỳ nghỉ dài ngày được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho du lịch Việt Nam sau thời gian dịch bệnh kéo dài.
Đặc biệt, tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023 vừa diễn ra, các thành viên Chính phủ nhất trí đề xuất Quốc hội cho phép nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày…
Những chính sách này được các chuyên gia du lịch đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khi chúng ta đang ưu tiên thu hút khách quốc tế, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của thị trường Việt Nam so với các thị trường lân cận như Thái Lan hay Singapore.
Để triển khai, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ đề xuất một số chính sách trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật.
Theo các chuyên gia du lịch, những thông tin liên quan đến cải thiện chính sách visa là một tin rất vui với ngành Du lịch. Trong đó, việc các thành viên Chính phủ thống nhất đề xuất “cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới” rất quan trọng.
Thực tế, hiện nay, khách truyền thống (khách đoàn, qua các công ty bảo lãnh) đã giảm đi nhiều và khách có xu hướng tự apply e-visa để đi du lịch nước ngoài. Vì thế, khả năng vào Việt Nam của các nhóm lẻ rất cao, kể cả với các thị trường lớn, đó sẽ là một cuộc cách mạng.
Sự thay đổi cơ bản này của điểm đến Việt Nam là điều mà khách muốn thay đổi nhất để tạo điều kiện đi lại thuận lợi và cũng có thể giúp chúng ta lấy lại đà tăng trưởng như trước khi xuất hiện dịch Covid-19, thậm chí ngay trong năm sau chúng ta có thể đạt 20 triệu lượt khách quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Phạm Văn Thủy đánh giá, chính sách visa là điều kiện cần và đủ của hoạt động kinh doanh du lịch. Do vậy, nếu mở rộng các nước được cấp thị thực điện tử và kéo dài thời gian lưu trú cho du khách sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển du lịch một cách bền vững không chỉ ở giai đoạn phục hồi mà còn lâu dài về sau.
Đồng thời, đây cũng là mong muốn của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và của ngành Du lịch Việt Nam nói chung để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế đến với chúng ta.
Khách quốc tế đến Việt Nam gần 2,7 triệu lượt trong quý 1 Theo thống kê, trong tháng 3/2023, ước tính Việt Nam đón hơn 895.000 lượt khách quốc tế. Tính chung trong quý 1 năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 2,69 triệu lượt; gấp 29,7 lần cùng kỳ năm 2022. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý 1 ước đạt 161.000 tỷ đồng, trong đó một số địa phương tăng so với cùng kỳ năm trước như Đà Nẵng tăng 73,5%; Quảng Ninh tăng 43,1%; Cần Thơ tăng 42,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 37,2%; Hà Nội tăng 12,5%... Doanh thu du lịch lữ hành quý 1 ước đạt 6,8 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước do các hoạt động văn hóa, du lịch những tháng đầu năm diễn ra sôi nổi tại nhiều địa phương. |
Visa là giải pháp hàng đầu để hút khách
Bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục visa, cụ thể là thực hiện visa điện tử với tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, các chuyên gia du lịch cho rằng, Việt Nam cần tăng hình ảnh điểm đến bằng các hoạt động xúc tiến, truyền thông, làm mới các sản phẩm du lịch, đặc biệt ở các trọng điểm du lịch, thông tin các chính sách đến với tất cả các doanh nghiệp đưa khách đi và đón khách đến với Việt Nam, kể cả thị trường gửi khách và thị trường đón khách của chúng ta để họ hiểu biết và nắm sâu hơn về các chính sách của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các sản phẩm quà tặng cũng là một yếu tố mà các địa phương, các điểm đến du lịch cần phải nghiên cứu và xây dựng ra sản phẩm. Với 54 dân tộc với 54 nền văn hóa đa dạng, nên mỗi một địa phương cần phải xây dựng một sản phẩm quà tặng đặc sắc, chuyên biệt riêng có của địa phương mình.
Theo chuyên gia du lịch, những nội dung mà Chính phủ thống nhất đề xuất Quốc hội trong kỳ họp tới liên quan đến visa đều đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch... đề xuất nhiều lần. Visa không phải là giải pháp duy nhất để thu hút khách đến Việt Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến nhưng là giải pháp hàng đầu.
Hiện nay Việt Nam chưa có một kế hoạch truyền thông, quảng bá, xúc tiến mang tính tổng thể. Chúng ta đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu du lịch đạt 650.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng ta chưa “chốt” được tổng mức đầu tư cho xúc tiến, quảng bá là bao nhiêu, nguồn kinh phí từ đâu, đơn vị nào thực hiện, thực hiện như thế nào... Tóm lại, cần phải có những giải pháp tổng thể để thu hút khách đến Việt Nam chứ không phải chỉ mở cửa là xong.
Một mục tiêu nữa mà ngành Du lịch hướng đến là tăng mức chi tiêu của khách quốc tế đến với Việt Nam. Đây chính là mục tiêu để chúng ta thu hút thêm ngoại tệ, từ đó giảm lạm phát trong nước và có dự trữ ngoại tệ, tăng ngân sách cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Bên cạnh đó, ngành Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch, nhất là Hiệp hội Du lịch Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch đưa khách đến với Việt Nam, đảm bảo yếu tố cần và đủ để khách đến khám phá.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 10/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism).
Thái Hải
21:06 10/12/2024(Thanh tra) - Ngày 9/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội nghị về công tác xúc tiến du lịch năm 2025. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong và Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh chủ trì hội nghị.
Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
19:49 07/12/2024Mạnh Sơn
07:00 06/12/2024LH
13:48 05/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình