Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 05/10/2016 - 18:49
(Thanh tra) - Sáng ngày 5/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng đoàn giám sát Vũ Hồng Thanh thông tin, các địa phương cũng nói rằng sẽ sử dụng quỹ đất của địa phương trong quá trình sau này sẽ đấu giá trả nợ nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn trong vấn đề này...
Có 53 tỉnh, TP có nợ đọng
Báo cáo kết quả giám sát, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng đoàn giám sát Vũ Hồng Thanh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai rộng rãi toàn quốc đã đạt những kết quả quan trọng.
Đến ngày 31/12/2015, cả nước có 1.526 xã (chiếm 17,1%) đạt chuẩn NTM. Đến tháng 9/2016, đã có 2.045 xã đạt tiêu chí NTM (đạt 23%), đã có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.
Trong 5 năm cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách Nhà nước là 266.785 tỷ đồng (31,34%), vốn tín dụng là 434.950 tỷ đồng (51%), huy động từ doanh nghiệp là 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp là 107.447 tỷ đồng (12,62%).
Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nhận thức của người dân được thay đổi, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM.
“Từ chỗ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, người dân đã chủ động tham gia tích cực vào xây dựng NTM bằng hình thức hiến đất, đóng góp ngày công, kinh phí...”, ông Vũ Hồng Thanh nói.
Vấn đề đặt ra, các địa phương nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn lớn, có 53/63 tỉnh, TP có nợ đọng với số tiền khoảng 15.277 tỷ đồng. Trong đó, 3 khu vực có mức nợ đọng cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc.
Một số địa phương có nợ đọng lớn như Bắc Ninh 1.631 tỷ, Thanh Hóa 1.547 tỷ, Thái Bình 1.232 tỷ, Vĩnh Phúc 919 tỷ, Nghệ An 887 tỷ, Hải Dương 879 tỷ, Ninh Bình 770 tỷ, Hà Nam 757 tỷ… Cá biệt đã có địa phương mất khả năng thanh toán gây dư luận không tốt trong nhân dân như huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu nợ 397 tỷ đồng.
Nguyên nhân nợ đọng có nhiều yếu tố. Có thể kể đến, do biến động thị trường đất đai nên nguồn thu từ đấu giá đất sụt giảm, không đạt như dự tính khiến các địa phương không cân đối được nguồn để trả nợ; nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương trong việc kiểm soát vốn đầu tư công hay nóng vội, chạy theo thành tích trong khi chưa cân đối được nguồn lực…
Không lành mạnh đối với nền tài chính quốc gia
Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lo ngại nảy sinh phong trào đi vay nợ xây dựng NTM để được công nhận đạt chuẩn.
“Có ý kiến cho rằng, khoản nợ 15.000 tỷ đồng không phải lớn, khoản nợ này nếu được đầu tư cho xây dựng cơ bản thì lành mạnh, nhưng không lành mạnh đối với nền tài chính quốc gia. Tức là nợ xây dựng cơ bản chưa xử lý xong, bây giờ do cố gắng xây dựng NTM lại nợ tiếp”, bà nêu.
Chủ tịch Quốc hội nhận định, nếu sắp tới kiến nghị ngân sách Nhà nước có trái phiếu hay nguồn đầu tư công lại ưu tiên trả nợ thì sẽ không công bằng, hợp lý, sẽ bất công với những xã khác.
“Nếu như thế chẳng khác gì bảo họ cứ vay nợ đi, đầu tư đi rồi sẽ được xử lý. Còn nếu để tự mỗi địa phương phải nỗ lực tìm đường giải quyết thì chưa thấy đoàn giám sát chưa có kiến nghị”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Tiếp lời, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển bày tỏ, điểm mấu chốt trong vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản là chưa rõ ràng về khả năng và nguồn vốn trả nợ. “Có xã nợ hơn 100 tỷ đồng thì không biết sau này lấy nguồn nào để trả nợ?”, ông nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng băn khoăn lấy nguồn lực ở đâu để trả nợ khi việc bán đất ở các xã về cơ bản đã xong.
“Bây giờ kiến nghị không công nhận đạt chuẩn NTM đối với các địa phương để nợ đọng xây dựng cơ bản thì có hợp lý không? Tiêu chí phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn NTM năm 2020 liệu có khả thi không? Cần những đánh giá thật khoa học, khách quan”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu và đề nghị, nguồn lực đầu tư cho NTM phải có trọng tâm, trọng điểm, có ưu tiên, tránh dàn trải.
Còn ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh lưu ý, “số nợ trong tổng thể là không lớn nhưng phải xem khoản nợ nào là lành mạnh, nợ nào làm thất thoát, tiêu cực thì phải chấn chỉnh. Đáng lẽ sang năm đạt tiêu chuẩn mà năm nay vay tiền để đạt cũng không nên nặng nề. Nhiều địa phương nợ trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy không có nghĩa là làm thất thoát hay ăn của dân”.
Kết lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Uỷ ban Kinh tế chủ trì, cùng Đoàn giám sát và các bộ, ngành tập trung hoàn chỉnh Nghị quyết để có căn cứ pháp lý tiếp tục Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, Thái Bình đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trọng Tài
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.
Lê Phương
Hương Giang
Hương Giang
Lê Phương
Hải Hà
Hải Hà
Thu Huyền
Phương Anh
Trọng Tài
PV
Nguyễn Điểm
Hoàng Nam
Hoàng Hiệp
N. Phó - L. Bình
Trần Kiên
Hương Trà