Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/06/2020 - 20:48
(Thanh tra)- Ngày 12/6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ và Tạp chí Tổ chức Nhà nước tổ chức đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” do ngày 12/6.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm. Ảnh: PA
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, mục đích của Tọa đàm để thêm một lần nữa chúng ta không chỉ học lại tấm gương sáng ngời về nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mà còn tìm ra những giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, buổi Tọa đàm còn nhằm mục đích nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương đối với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nói chung, của cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ nói riêng.
Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, suốt cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vì nước, vì dân. Người là hiện thân của đức hy sinh và lòng dũng cảm, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Nêu gương đã trở thành một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Hồ Chí Minh, nét văn hóa điển hình trong lãnh đạo và quản lý, trong giao tiếp và ứng xử của Người.
GS. TS. Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh, muốn nêu gương được thì hành động phải xuất phát từ động cơ trong sáng và nhân đạo. Nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là việc tôn trọng nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, bởi vì “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”.
Sự nêu gương, noi gương cuối cùng cũng có thước đo, đó chính là lòng tin của người dân với Đảng, với Nhà nước và sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan Nhà nước. Việc lãnh đạo, quản lý phải kết hợp giữa pháp trị và đức trị.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng, muốn nêu gương cần phải có điều kiện, hoàn cảnh để nêu gương, cần phải có cơ chế và phải đảm bảo để người nêu gương được phát triển, không bị triệt tiêu.
Trong hoạt động công vụ, trách nhiệm luôn phải gắn với quyền lợi, vậy cơ chế nào để kết nối giữa quyền và lợi ích để người cán bộ, đảng viên nêu gương? Đó chính là việc xây dựng thể chế minh bạch, khách quan cả trong thể chế của Đảng và thể chế của Nhà nước. Cần phải có một cơ quan tham mưu để quy định rõ điều kiện, cơ chế nêu gương.
Tại Tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận, chia sẻ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; tình hình thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thời gian qua; kiến nghị các giải pháp để đẩy mạnh trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thời gian tới. Đặc biệt, những điều kiện cần và đủ để thực hiện các giải pháp đó.
PGS. TS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, một quan điểm hết sức quan trọng trong việc thực hành nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu, đó là “cán bộ xung trước; làng nước theo sau; việc khó đến đâu; cũng làm được hết”.
PGS. TS Vũ Văn Phúc cho rằng, cán bộ ở cấp càng cao thì càng phải nêu gương nhiều hơn nữa và nếu ngược lại, thì đó là điều mà nhân dân không muốn thấy. Đặc biệt là cần phải nêu gương trong những việc làm cụ thể như việc kê khai tài sản trung thực và từ chối nhận bất cứ thứ quà gì của bất cứ ai…
Kết thúc Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học đã phát biểu về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, đại diện Bộ Nội vụ rút ra một số vấn đề rất đáng lưu tâm và sẽ tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa trong thời gian tới, cụ thể: Tự mình phải tu dưỡng rèn luyện; đề cao pháp luật nhưng không bỏ qua điều chỉnh hành vi đạo đức; có cơ chế kết nối để đảm bảo mối quan hệ giữa pháp luật và nêu gương; hoàn thiện thể chế về luật pháp của Nhà nước và các quy định của Đảng; có cơ chế bảo vệ cán bộ.
“Nếu làm được tốt việc nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và góp phần củng cố, xây dựng đất nước phát triển, phồn vinh, hạnh phúc”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng