Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 18/06/2020 - 17:54
(Thanh tra) – “Bây giờ bổ sung thêm biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, tôi nhận thấy cơ quan công quyền của chúng ta rất yếu kém, rất bất lực, pháp luật không nghiêm”, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An phát biểu.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Ngày 18/6, Quốc hội (QH) thảo luận về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC).
Một trong những nội dung nhiều ý kiến tranh luận là việc cắt hay không cắt điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cắt điện, nước không nhân văn
Nêu quan điểm, ĐB Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) bày tỏ quan điểm đồng tình ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm. Tuy nhiên, theo ông Tạo, cần quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn trong từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Ông Tạo đề xuất, nên chăng chỉ áp dụng trong trường hợp đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính để tránh bị lạm dụng, tuỳ tiện.
“Ngừng cung cấp điện, nước sẽ làm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tạm ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định, có thể làm ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất máy móc, thiết bị, gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp”, vị ĐBQH đoàn Lâm Đồng phân tích.
Giơ biển tranh luận, ĐB Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại (ĐBQH đoàn Ninh Thuận) cho rằng, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế, ngưng cung cấp điện nước là thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi xử phạt hành chính mà "người ta không chấp hành".
Theo ông Cương, cần phải hết sức cân nhắc. "Đây là biện pháp không mang tính nhân văn. Chúng ta làm luật nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn để nhìn nhận. Nóng 39-40 độ mà cắt điện, nước của người ta, trong đó có những người không liên quan đến hành vi vi phạm hành chính thì không nên làm việc này", ĐB nói.
Đặt vấn đề, không biết có ĐBQH được tham gia lấy ý kiến về hợp đồng điện, nước, ĐB tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan cung cấp điện nước họ đưa ra văn bản hợp đồng điện, nước sẵn để người dùng ký thì mới có điện, có nước chứ không ai được ý kiến với hợp đồng này.
"Nếu chấp nhận phương án này phải đưa ra quy định từ nay hợp đồng điện, nước phải đưa ra Quốc hội phê chuẩn", ông Cương lưu ý và đề nghị, nếu quyết định áp dụng, thì chỉ nên áp dụng với lĩnh vực xây dựng.
“Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ rất nhiều thứ, tại sao lại cắt điện nước”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại phát biểu.
Dễ bị lạm dụng, hậu quả vô cùng lớn
Cũng giơ biển tranh luận, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đồng tình với ý kiến của ông Cương.
Theo ông Cầu, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có đến 23 biện pháp để Nhà nước áp dụng cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt.
"Bây giờ lại bổ sung thêm biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tôi nhận thấy cơ quan công quyền của chúng ta rất yếu kém, rất bất lực, pháp luật không nghiêm. Chúng ta có cả một bộ máy rất rộng lớn, đào tạo rất bài bản, chúng ta có đến 23 biện pháp nhưng lại phải bổ sung thêm biện pháp này", Thiếu tướng Cầu nói.
Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cũng lưu ý, biện pháp này dễ bị lạm dụng. Bởi cắt điện, nước rất dễ làm, người có thẩm quyền chỉ ra lệnh cho cơ quan quản lý điện nước thì người ta sẽ làm ngay... xong để lại hậu quả vô cùng lớn.
“Một trại lợn ở Nghệ An như trại lợn Thái Dương, hơn 3.000-4.000 con, họ vi phạm môi trường, chúng ta cắt điện, nước thì lợn sống như thế nào? Một nhà máy bia ở trong khu dân cư vi phạm gây ô nhiễm môi trường bia, người ta đang từng bước khắc phục, anh cắt điện đi thì họ tồn tại như thế nào?”, vị ĐBQH đoàn Nghệ An dẫn chứng.
Điện, nước là nhu cầu thiết, đến cả trại giam còn phải đảm bảo. “Lấy quyền lực Nhà nước can thiệp vào quyền dân sự của dân là không nên. Không lẽ chúng ta lại bất lực đến mức như vậy?" Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nói.
Dùng quyết định hành chính để cắt điện, nước dễ bị kiện
ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cũng không ủng hộ việc cắt điện, nước. Ông đặt vấn đề, hiện doanh nghiệp, người dân tự sản xuất điện thì có cắt được họ không?
“Dùng một quyết định hành chính để cắt điện, nước, thì tôi nói thật quyết định sẽ rất dễ bị kiện. Trừ trường hợp “ép” tòa phải xử, còn thì Nhà nước sẽ thua. Biện pháp này là trái luật,” ông Bộ nói.
Nghe vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu liền nói, không ai ép tòa xử đâu. Nếu có ép, tò cũng không nghe, vì không đúng pháp luật.
Giải trình, theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là vấn đề khó.
Bộ trưởng Long cho hay, Chính phủ chọn và coi đây là biện pháp cưỡng chế vì luật hiện hành chưa có quy định về biện pháp cưỡng chế trong trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định có áp dụng các hình thức như đình chỉ hoạt động, tước giấy phép hoạt động.
Cạnh đó, Điều 86 Luật hiện hành chỉ quy định chung, nên nhiều vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và môi trường không cưỡng chế được.
Bộ trưởng Long ví dụ việc tước giấy phép hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm nhưng họ vẫn tiếp tục hoạt động thì không còn biện pháp nào khác là cắt điện, nước. “Báo cáo thật với Quốc hội là phạm vi áp dụng và đối tượng rất hạn chế trong trường hợp không xử lý được trên thực tế”, ông Long nói.
Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp này, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp cuối năm 2020.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình