Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 10/06/2020 - 15:44
(Thanh tra) - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính sáng 10/6, đại biểu (ĐB) Phan Nguyễn Như Khuê (đoàn TP Hồ Chí Minh) lý giải là do hình thức chế tài, xử phạt của các nước rất nặng.
ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (đoàn TP Hò Chí Minh). Ảnh: TN
“Đi Mercedes, Bentley mà phạt 3 triệu thì họ cười khẩy”
Theo ĐB Phan Nguyễn Như Khuê (đoàn TP Hồ Chí Minh), xử phạt vi phạm hành chính không phải để khai thác nguồn thu mà để điều chỉnh hành vi và nhận thức về luật pháp.
“Dù chúng ta có ra hàng kho luật nhưng các hình thức chế tài không đúng mức và không đi đúng mục tiêu là nâng cao nhận thức và tự điều chỉnh hành vi, tôn trọng pháp luật thì chúng ta sẽ luôn gặp khó khăn”, ông Khuê nói.
Ông Khuê nêu thực tế nhiều người khi ở trong nước hành xử rất bừa bãi nhưng ra nước ngoài lại ngoan ngoãn, chấp hành rất nghiêm các quy định của nước sở tại như không hút thuốc nơi công cộng, hành xử có văn hoá…
Lý giải điều này, theo ông Khuê, là do các hình thức chế tài của các nước rất nặng để uốn nắn nhận thức… “Cần thiết phải tăng mức hình phạt tối đa ở một số lĩnh vực, nếu không người bị xử phạt chỉ coi đó là hình thức "phủi bụi"", ông Khuê góp ý.
Tiếp lời, ĐB Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) nhận xét mấy chục năm trước Singapore cũng như Việt Nam, nhưng trong 30 năm, họ đã thay đổi.
“Nguyên tắc xử phạt là phải có hiệu lực mà để bảo đảm hiệu lực thì phải có biện pháp cưỡng chế”, ông Nghĩa phát biểu và cho rằng, xử phạt là làm cho người ta sợ, người ta ngại, người ta không dám vi phạm.
“Vi phạm Luật Giao thông, ông nhà giàu đi Mercedes, Bentley mà phạt 3 triệu thì họ cười khẩy. Nhưng bắt đi lao động, đi học luật họ mới sợ. Còn ai không có tiền thì đi lao động công ích… Xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ như “gãi ngứa” thì còn khuyến khích người ta vi phạm nhều hơn”, ông Nghĩa lưu ý.
Đề nghị bổ sung hình thức xử phạt với cán bộ
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ tăng mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực. Theo ông Thể, khi ban hành Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải và đường bộ và đường sắt “đã có đột phá rất lớn”.
“Khi xây dựng Nghị định này tinh thần phạt thật cao với mong muốn không ai vi phạm. Nếu ai vi phạm thì phải chịu hình phạt cao. Xuất phát từ Nghị định 100 người dân rất ủng hộ, do đó dự thảo nên đưa ra các mức hình phạt thật cao”, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh và cho rằng, nếu mức phạt thấp thì không bảo đảm tính răn đe.
ĐB Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với cán bộ công chức có những hành vi vi phạm pháp luật hành chính hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chưa đến mức truy tố trách nhiệm hình sự.
Theo ông Vân, biện pháp xử phạt đối với nhóm đối tượng trên ở thời điểm này “là rất cần thiết” và “người dân rất mong”.
“Cần vì không chỉ vì cuộc chấn hưng uy tín của Đảng, Nhà nước mà còn hướng tới sàng lọc đội ngũ cán bộ theo tinh thần Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói rất nhiều trước thềm Đại hội Đảng các cấp.
Tôi nghĩ phải đưa vào coi như là cam kết của Nhà nước để trừng trị trước hết là những vi phạm trong hệ thống của chính Nhà nước, mà người chịu trách nhiệm chính là cán bộ, công chức”, ông Vân nói.
So với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung quy định tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực: Giao thông vận tải đường bộ và phòng, chống tệ nạn xã hội từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng; cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng; điện lực từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ 100 triệu lên 200 triệu; quản lý công trình thủy lợi (sửa đổi thành lĩnh vực thủy lợi), báo chí từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng; kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu đồng lên 500 triệu đồng.
Đồng thời, bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 6 lĩnh vực: Tín ngưỡng, đối ngoại (30 triệu đồng); cứu nạn, cứu hộ (50 triệu đồng), in và an toàn thông tin mạng (100 triệu đồng), sở hữu trí tuệ (250 triệu đồng).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương