Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 21/11/2023 - 10:32
(Thanh tra) - Số đối tượng truy nã còn rất lớn, trong đó có gần 4.000 đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, theo các báo cáo trình ra Quốc hội.
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: P.Thắng
Quốc hội dành 1 ngày (21/11) để thảo luận về công tác tư pháp, phòng, chống tham nhũng năm 2023.
Số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng gần 347% trong 12 tháng
Trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay, các cấp, ngành tiếp tục rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
Đặc biệt đã chủ động nhận diện, phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội mới; phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt.
Dù vậy, theo Bộ trưởng Công an, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp.
“Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%”, theo Đại tướng Tô Lâm.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu, tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 51,63% về số vụ, tăng 96,85% số đối tượng, đặc biệt, số vụ nhận hối lộ được phát hiện tăng 346,88%.
Điều này cho thấy, công cuộc chống tham nhũng ngày càng hiệu quả hơn với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Kết quả trên, theo cơ quan thẩm tra, cũng thể hiện công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa tham nhũng trên nhiều lĩnh vực vẫn còn hạn chế.
“Nhiều đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, nhận hối lộ. Đáng lưu ý, là các hành vi vi phạm nói trên đã kéo dài trong nhiều năm, xảy ra nhiều nơi nhưng chưa được kịp thời phát hiện, xử lý”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh.
Vì vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát quyền lực với người đứng đầu, người có thẩm quyền, kiểm soát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.
Truy nã gần 4.000 đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố mới 98.466 vụ, 152.508 bị can, củng cố hồ sơ đề nghị viện KSND các cấp truy tố 79.931 vụ, 154.964 bị can; cơ quan điều tra các cấp đã tạm đình chỉ điều tra 17.685 vụ, 2.600 bị can.
“Công tác điều tra, xử lý tội phạm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, có sự giám sát chặt chẽ của viện kiểm sát các cấp”, Đại tướng Tô Lâm khẳng định.
Còn xảy ra việc đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc do hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can phạm tội.
“Có tình trạng sợ trách nhiệm, tâm lý giữ an toàn đã khiến tinh thần, ý chí tấn công tội phạm của một bộ phận điều tra viên có lúc, có nơi giảm sút”, Bộ trưởng Bộ Công an nói.
Cơ quan thẩm tra còn lưu ý, số trường hợp cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn còn 15 trường hợp.
Số đối tượng truy nã dù giảm 18,64%, nhưng vẫn còn số lượng rất lớn (7.822), trong đó số đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm là 3.988 đối tượng.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực nhằm hạn chế đối tượng có chức vụ, quyền hạn lợi dụng trục lợi.
“Xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác”, theo cơ quan thẩm tra.
Trước tình trạng gia một số loại tội phạm tăng mạnh và dự báo tình hình kinh tế, xã hội thời gian tới còn nhiều khó khăn, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan đưa ra những giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để phòng ngừa và xử lý hiệu quả tội phạm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.
Hương Giang
16:19 23/11/2024(Thanh tra) - Bên cạnh yêu cầu Chính phủ có giải pháp căn cơ hạ giá bất động sản về giá trị thực phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân, Quốc hội đồng thời nêu rõ, phải sớm nghiên cứu, đề xuất quy định về mức thuế cao hơn với người nhiều đất, nhà ở.
Hương Giang
16:09 23/11/2024Hương Giang
15:08 23/11/2024Hương Giang
10:45 23/11/2024Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Văn Thanh
Hương Trà
Lê Hữu Chính
Chu Tuấn - Quang Danh
Văn Thanh
Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang