Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiền trong dân còn rất lớn, làm sao để huy động là điều “rất trăn trở”

Hương Giang

Thứ ba, 12/10/2021 - 22:10

(Thanh tra) - Nguồn tiền trong dân còn rất lớn, nhưng làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh, thay vì “đổ” vào nhà cửa, đất đai, vàng bạc, gửi tiết kiệm… là vấn đề lớn, rất trăn trở.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Đ.X

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 chiều ngày 12/10.

Đang tính toán phát hành thêm công trái qua người dân

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhìn nhận 5 năm qua (giai đoạn 2016 - 2020) đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế và có nhiều dấu ấn nổi bật và tích cực.

Tuy vậy, ông Vương Đình Huệ lưu ý cần tập trung chú đến việc phát triển của thị trường vốn do năng lực đang hạn chế, khả năng huy động vốn hạn chế. Việc hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng gặp trở ngại, tín dụng tăng chậm, có nguy cơ “chảy” vào những lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

Vì thế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu giải pháp cải thiện thể chế, luật pháp, ưu đãi... để mở rộng năng lực thị trường vốn (thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp).

Ông thông tin, hiện Bộ Tài chính đang tính toán phát hành thêm công trái thông qua người dân như ngày xưa chứ không phải thông qua “kênh” bán buôn các tổ chức tín dụng.

“Hiện tiền trong dân còn khá nhiều”, Chủ tịch Quốc hội nói. Theo ông, nếu huy động thông qua các ngân hàng sẽ vướng quy định trần cho vay trung, dài hạn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.x

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, ngân hàng huy động 100 đồng thì chỉ được cho vay ra 40 đồng, nên các ngân hàng muốn cho vay nhiều hơn cũng khó cho vay được. Chưa kể, còn vấn đề liên quan tới dự trữ bắt buộc.

Ngoài chuyện huy động nguồn lực từ dân, theo ông Huệ, kế hoạch cơ cấu kinh tế 5 năm tới cũng cần chú ý tới các yếu tố nâng cao năng lực hấp thụ vốn nền kinh tế.

Ở khía cạnh này, cấp bách phải điều chỉnh chính sách tài khoá, tiền tệ để phục hồi, tái thiết kinh tế, song vấn đề là có tiêu được tiền hay không.

“Phải có giải pháp để tiền đưa vào chỗ nào, kích thích vào đâu để tiền rót vào mà tiêu được. Nhất là phân bổ, giải ngân đầu tư công, nhất là công tác chuẩn bị đầu tư, tăng năng lực quản trị các dự án đầu tư, hay giải quyết các dự án treo, chậm tiến độ…”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phải làm sao để người dân yên tâm bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cũng quan tâm đến mục tiêu phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội tập trung vào những ngành, sản phẩm có tính cạnh tranh, lợi thế.

Theo bà Thanh, bản kế hoạch cần bổ sung thêm nội dung “huy động” và quan tâm đến việc huy động nguồn lực trong nước. “Phải có huy động mới đến phân bổ và sử dụng nguồn lực”, bà Thanh nói.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Đ.X

Trưởng ban Công tác đại biểu lý giải, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhưng có thể nói nguồn lực trong nhân dân còn tương đối nhiều mà chưa huy động được. Vì vậy, cần phải huy động nguồn lực trong nước.

Đi liền với đó, theo bà Thanh là cải cách thể chế, cơ chế chính sách để huy động nguồn đầu tư từ khối FDI cho phát triển kinh tế. xã hội.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đồng tiền trong dân còn rất lớn mà chúng ta chưa huy động được.

Làm sao để người dân yên tâm bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh, chứ không phải tập trung vào nhà cửa, đất đai hay vàng, bạc, đô la, tích trữ gửi tiết kiệm… là vấn đề rất lớn.

“Đây là những vấn đề chúng tôi rất trăn trở”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, các chủ trương của Đảng, Nhà nước rất rõ, nhưng việc thực hiện đang còn có một số vấn đề nhất định.

“Vì thế, thời gian tới phải làm sao để khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực để huy động các nguồn lực trong dân đang còn rất lớn, bên cạnh sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, vốn đầu tư nước ngoài, vốn doanh nghiệp Nhà nước… “, ông Dũng cho hay.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm