Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 19/05/2022 - 12:55
(Thanh tra) - Để đảm bảo tính khả thi và bố trí vốn cho các dự án quan trọng khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giãn tiến độ dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, đến năm 2027 hoàn thành toàn bộ dự án.
Tổng quan dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Ảnh: vnexpress.net
Theo thông báo vừa được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành cần thiết đầu tư dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường Vành đai 3 TP HCM và thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án này tại Kỳ họp thứ 3.
Cơ quan thường trực của Quốc hội nhận thấy đây là 2 dự án rất quan trọng và nằm trong tổng thể xem xét các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội xem xét, quyết định. Do đó, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán vốn... bảo đảm tuân thủ khung của chính sách đã đề ra trong 5 năm.
Cam kết trước Quốc hội về tiến độ, chất lượng của các dự án
Trên cơ sở xem xét tính cấp bách của các dự án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất triển khai, thực hiện dự án đường Vành đai 3 TP HCM với tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành năm 2026, quyết toán năm 2027.
Còn dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu giãn tiến độ 1 năm, cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành toàn bộ năm 2027.
Việc giãn tiến độ như vậy để bảo đảm tính khả thi và cân đối, bố trí phần vốn cho các dự án quan trọng khác, đồng thời tránh trường hợp tập trung bố trí vốn quá nhiều vào một dự án nhưng không bảo đảm tiến độ triển khai, giải ngân.
Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc triển khai đồng thời nhiều dự án đường cao tốc, tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần một nguồn lực rất lớn nhu cầu về nguyên vật liệu, nhà thầu, máy móc thiết bị... Điều này sẽ khó bảo đảm chất lượng, tiến độ cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
“Đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ về khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, nguồn nhân lực, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu... và làm rõ giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho 2 dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai và cam kết trước Quốc hội về tiến độ, chất lượng của các dự án”, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.
Rà soát các cơ chế đặc thù một cách hợp lý
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đầu tư dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường Vành đai 3 TPHCM.
Với dự án đầu tư đường Vành đai 4 có thêm nguồn vốn PPP tham gia và giao cho các địa phương tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương liên quan, trong đó cần cụ thể hóa trách nhiệm “đầu mối” của Hà Nội và TP HCM.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành cần có một số cơ chế, chính sách đặc biệt cho các dự án này. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ căn cứ ý kiến của cơ quan thẩm tra rà soát các cơ chế đặc thù một cách hợp lý.
Đối với đề xuất chỉ định thầu, cơ quan thường trực của Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện theo quy định pháp luật. Trường hợp cần thiết chỉ áp dụng chỉ định thầu với một số gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và áp dụng trong 2 năm (2022 - 2023).
Còn đề xuất cho phép khai thác các mỏ cát, sỏi lòng sông (dự án Vành đai 3 TP HCM) thì cần làm rõ hơn sự cần thiết và đánh giá tác động, trong đó cần có chính sách hợp lý để không ảnh hướng đến môi trường và không tác động các đến vấn đề sạt lở bờ sông.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần thiết phải đầu tư 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1).
Qua thảo luận tại Phiên họp thứ 11 cho thấy còn rất nhiều vấn đề, nội dung cần bổ sung hoặc làm rõ, đặc biệt 3 dự án sử dụng vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021, vốn trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 chưa phân bổ chi tiết.
Để đủ điều kiện trình Quốc hội về 3 dự án trên, Chính phủ được đề nghị khẩn trương báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hoặc quyết định phương án tổng thể phân bổ vốn để có căn cứ bố trí vốn cho 3 dự án này.
Rà soát, thuyết minh rõ sơ bộ tổng mức đầu tư, cơ cấu tổng mức đầu tư; thuyết minh cụ thể căn cứ phân chia các dự án thành phần; tính toán chi tiết nội dung chi của vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương.
Với vốn ngân sách địa phương phải có nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về tổng nguồn vốn tham gia; tiến độ giải ngân… “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về cam kết về vốn của các địa phương”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh