Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 13/10/2020 - 09:19
(Thanh tra) – Đa số các ý kiến Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh mà không qua thí điểm; ban hành Nghị quyết theo quy trình một kỳ họp theo thủ tục rút gọn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan hữu quan rà soát và hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới đây).
Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Quốc hội, chiều ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh.
Đề xuất không tổ chức HĐND ở tất cả các quận, phường
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nêu rõ sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết.
Theo Bộ trưởng Tân, TP Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Song, trong quá trình phát triển TP Hồ Chí Minh vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.
Một trong những nguyên nhân là do mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị loại đặc biệt, được tổ chức tinh gọn, hiện đại, có năng lực lập quy hoạch, kế hoạch, sử dụng hiệu quả các tài nguyên, phát triển các dịch vụ hạ tầng đồng bộ.
Bên cạnh đó, đánh giá tổng kết hơn 6 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại TP Hồ Chí Minh (từ năm 2009 đến năm 2016) cho thấy nhiều kết quả tích cực…
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Uỷ ban Pháp luật khẳng định, việc nghiên cứu để hình thành mô hình chính quyền đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị đặc biệt về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư, địa giới đơn vị hành chính của TP Hồ Chí Minh là “thực sự cần thiết”.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, quá trình thẩm tra về có 2 loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với đề nghị của Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh để thực hiện ngay từ ngày 01/7/2021 mà không qua thí điểm.
Ý kiến khác đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh tương tự như đã quyết định đối với TP Hà Nội và Đà Nẵng.
Uỷ ban Pháp luật cũng cho rằng, trong bối cảnh tổ chức chính quyền đô thị, việc kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND TP Hồ Chí Minh là cần thiết, nhất là trong điều kiện không tổ chức HĐND ở tất cả các quận, phường trực thuộc.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo Nghị quyết chỉ bổ sung thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND TP mà không có những quy định để bảo đảm điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này.
Cần có cơ chế vượt trội của chính quyền TP trong TP
Cũng theo Uỷ ban Pháp luật, việc giữ nguyên tên gọi là UBND ở quận, phường sẽ gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong cách hiểu và cách thức quy định vì cùng tên gọi nhưng vị trí, tính chất, thẩm quyền của UBND ở nơi tổ chức HĐND và nơi không tổ chức HĐND có sự khác nhau.
Do đó, đề nghị dự thảo Nghị quyết đổi tên gọi thành Ủy ban hành chính để phù hợp với tính chất của cơ quan này
Uỷ ban Pháp luật cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu quy định về cơ cấu, tổ chức của UBND quận, phường để bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức và phương thức hoạt động mới.
Đồng thời, cần rà soát lại một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND trong việc quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách của quận, phường trực thuộc; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm…
Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền TP thuộc TP Hồ Chí Minh, báo cáo thẩm tra cho rằng quy định như dự thảo Nghị quyết của Chính phủ là phù hợp.
Song cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung những quy định mới, đặc thù, cơ chế vượt trội hơn của chính quyền TP trực thuộc so với chính quyền ở các quận hiện nay để thực hiện mục tiêu thành lập TP trong TP, nhằm tạo bước đột phá, làm hạt nhân, một cực tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tại phiên họp, sau khi nghe Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan đến dự thảo Nghị quyết, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận về cơ cấu tổ chức của HĐND TP; tên gọi của cơ quan hành chính ở quận, phường; cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của UBND quận, phường…
Đa số các ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh mà không qua thí điểm; ban hành Nghị quyết theo quy trình một kỳ họp theo thủ tục rút gọn.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan hữu quan rà soát và hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới đây).
Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều, quy định về: Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP HCM; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND quận; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND quận; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND TP thuộc TP Hồ Chí Minh; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND phường; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND phường…
Để đảm bảo tính liên tục và không tạo khoảng trống trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền địa phương ở quận và phường tại TP Hồ Chí Minh, dự thảo Nghị quyết đã quy định một số nội dung chuyển tiếp.
Nghị quyết dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh