Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thường vụ Quốc hội “chốt” nâng “trần” số giờ làm thêm trong tháng, trong năm

Hương Giang

Thứ tư, 23/03/2022 - 18:09

(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội “chốt” số giờ làm thêm trong quá tháng không quá 60 giờ; trong 1 năm không quá 300 giờ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 23/3, tiếp tục chương trình làm việc Phiên thứ 9 (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Sức ép đơn hàng, nhiều doanh nghiệp thỏa thuận làm thêm với người lao động

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc nâng trần giờ làm thêm trong tháng, trong năm nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

“Các khảo sát của chúng tôi những ngày gần đây cho thấy, đa số các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, lao động đồng tình”, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội nói và dẫn chứng khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, trong 17.000 lượt người cho ý kiến thì hầu hết đồng tình điều chỉnh giờ làm thêm.

Ông Dung cũng nêu thực tiễn do sức ép của công việc, đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp thỏa thuận làm thêm với người lao động, dẫn đến quyền lợi của người lao động đôi khi không được đảm bảo.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Đ.X

“Trong luật quy định rất rõ chính sách với giờ làm thêm, do vậy, khi chúng ta thực hiện vấn đề này công khai, minh bạch, quyền lợi của người lao động sẽ được bảo đảm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói thêm.

Chủ tịch Quốc hội cho hay ông không nhận được bất cứ một đề xuất nào của doanh nghiệp, hiệp hội về tăng giờ làm thêm. “Khảo sát nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp có đơn hàng không kịp, doanh nghiệp nào, số lượng đơn hàng thế nào?”, ông nêu.

Chưa kể, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đến vấn đề hậu COVID -19 ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người lao động. “Hậu COVID -19 là vấn đề lớn đang được đặt ra. Với lợi ích trước mắt và lâu dài thì người lao động chọn cái gì?”, ông Vương Đình Huệ nói và cho rằng, tăng giờ làm thêm phải bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động.

Không đánh đổi sức khỏe, sinh mạng của người dân để lấy tăng trưởng

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, mục tiêu của chúng ta là tăng lương, giảm giờ làm; không đánh đổi sức khỏe, sinh mạng của người dân để lấy tăng trưởng. Theo ông, muốn tăng trưởng phải cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật.

“Bảo thời gian làm thêm chỉ trong 1 năm thôi, không phải trong năm đó tháng nào cũng làm, không phải trong tháng đó ngày nào cũng làm, nhưng Bộ luật Lao động đã quy định giờ làm thêm cho từng ngày, tuần, tháng, năm và có cơ sở khoa học của nó”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói rõ, không được “nhập nhèm”, tăng giờ làm thêm “vô tội vạ”.

Tán thành với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là phải đứng trên quan điểm của người sử dụng lao động và người lao động, ông Phương cho rằng, chỉ tăng giờ làm thêm không quá 60 giờ/tháng trong điều kiện hiện nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết, “chốt” nâng “trần” số giờ làm thêm trong tháng, trong năm của người lao động. Ảnh: Đ.X

Sau thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt lại, biểu quyết thông qua nghị quyết.

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm.

Tuy nhiên, việc tăng số giờ làm thêm trong 1 năm không áp dụng với 5 trường hợp gồm: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Riêng quy định về số giờ làm thêm trong 1 năm áp dụng từ ngày 1/1/2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

1 năm hơn 2.300 người được khôi phục quyền lợi qua giải quyết khiếu nại, tố cáo

1 năm hơn 2.300 người được khôi phục quyền lợi qua giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra)- “Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đã tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định và coi trọng quyền lợi của người khiếu nại, tố cáo”, Chính phủ khẳng định và cho biết, trong năm 2024 đã khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho hơn 2.300 người; kiến nghị xử lý 412 cán bộ công chức.

Hương Giang

05:30 26/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm