Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 12/11/2021 - 12:58
(Thanh tra) - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, 2 năm qua chống dịch đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và có cả trả giá.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc
Sau khi kết thúc phần chất vấn đối với các bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn sáng ngày 12/11.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ông nhận được đăng ký của 27 đại biểu Quốc hội.
Giải ngân đầu tư công chậm có nguyên nhân cả Trung ương và địa phương
Đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) chất vấn Thủ tướng Chính phủ về giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng thời gian tới ra sao?
Trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn bộ trưởng vừa qua. Theo ông, hạ tầng bao gồm hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, hay hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng chuyển đổi số…
Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết phải tổng kết, rà soát lại, xem thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước thời gian qua cái gì đã làm được, cái gì chưa làm được, nguyên nhân khách quan chủ quan ở đâu để từ đó xây dựng chiến lược, quy hoạch để phát triển hạ tầng cho phù hợp.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, phải hoàn thiện thể chế, quy định, quy trình liên quan đến phát triển hạ tầng, để có hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ điều kiện phát triển hạ tầng.
Cái gì thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương thì địa phương phải lo, cái gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ phải lo, cái gì vượt thẩm quyền thì Chính phủ đề xuất với cấp thẩm quyền để hoàn thiện thể chế.
Cạnh đó, phải phân tích vấn đề đầu tư công, xem nguyên nhân vướng mắc từ đâu. Theo ông, giải ngân vốn đầu tư công chậm có cả nguyên nhân của Trung ương và cả địa phương.
“Nhưng nguyên nhân chính, theo tôi là do con người”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển hạ tầng.
Về nguồn vốn, Thủ tướng cho rằng, phải huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng, bao gồm cả nguồn lực Nhà nước và tư nhân. Trong đó, lấy nguồn lực Nhà nước làm “vốn mồi, dẫn dắt kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư hạ tầng”. Đồng thời, phải có giải pháp công nghệ, để làm sao nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
Giải pháp nữa là vấn đề quản trị trong phát triển hạ tầng, làm sao không lãng phí, chống tiêu cực và công khai minh bạch trong phát triển hạ tầng.
Qua đại dịch bộc lộ những yếu kém hiện hữu
Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) chất vấn đến nay dịch bệnh cơ bản kiểm soát nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức. Chương trình Hành động của Chính phủ để ứng phó với dịch COVID -19 thời gian tới?
Thủ tướng cho hay, 2 năm qua, Việt Nam thực hiện chống dịch và rút ra được nhiều kinh nghiệm và có cả trả giá. Từ những kinh nghiệm đó, Việt Nam dần dần thích ứng, hiểu được dịch bệnh, đặc biệt là một phần hiểu được virus.
Tuy chưa tổng kết một cách toàn diện nhưng, theo Thủ tướng, Việt Nam đã đưa ra các trụ cột phòng chống dịch.
Thứ nhất, phải cách ly nhanh chóng, diện hẹp nhất có thể. Thứ hai là chiến lược xét nghiệm.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh với virus thì sờ không thấy, không ngửi thấy, không nhìn thấy được nên phải xét nghiệm. “Xét nghiệm phải khoa học, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và tốc độ xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây an của virus”.
Thứ ba, phải điều trị, từ sớm, từ xa, từ cơ sở, ngăn chặn chuyển bệnh nặng, giảm tử vong.
Trên cơ sở này, hình thành công thức 5K + vaccine + thuốc điều trị + các biện pháp điều tr ị + công nghệ + đề cao ý thức người dân…. Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế sẽ kết hợp những phương pháp khác như kết hợp điều trị bằng Đông - Tây y kết hợp.
Thủ tướng cho rằng, qua dịch bộc lộ những yếu kém hiện hữu là y tế dự phòng và y tế cơ sở thì phải củng cố. Cái quan trọng là nguồn nhân lực, phải đầu tư cho nguồn nhân lực như đào tạo và thu hút.
“Dành tiền mua trang thiết bị có thể nhanh nhưng đào tạo nguồn nhân lực thì mất nhiều năm”, Thủ tướng nói.
Kiểm điểm, xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể trong giải ngân vốn đầu tư công
Theo Thủ tướng, tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu đề ra và còn những hạn chế, bất cập, như các vị đại biểu Quốc hội đã đánh giá.
Chính phủ xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành để góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân, thúc đẩy triển khai đúng quy trình, quy định, bảo đảm kịp thời, tránh tiêu cực, lãng phí....
“Không vì tiến độ mà bỏ qua quy trình, thủ tục cần thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công”, Thủ tướng báo cáo.
Cùng với đó, tháo gỡ ngay vướng mắc trong việc đền bù, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng, đấu thầu... Rà soát, kiên quyết điều chuyển vốn, không để tình trạng dàn trải, lãng phí. Đẩy nhanh triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng