Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý Bộ Y tế: "Phải tiếp cận vaccine nhanh nhất, sớm nhất có thể"

Hương Giang

Thứ bảy, 15/05/2021 - 16:22

(Thanh tra) - “Quyết tâm phòng chống hiệu quả và đẩy lùi dịch bệnh trên toàn đất nước ta, bảo vệ sức khỏe nhân nhân, lấy sức khỏe của nhân dân là trên hết", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và lưu ý Bộ Y tế, "phải tiếp cận vaccine nhanh nhất, sớm nhất có thể, cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa cả về số lượng, chất lượng vaccine".

“Quyết tâm phòng chống hiệu quả và đẩy lùi dịch bệnh trên toàn đất nước ta, bảo vệ sức khỏe nhân nhân, lấy sức khỏe của nhân dân là trên hết", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ

Sáng ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Y tế về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, những vấn đề tồn đọng, cấp bách cần giải quyết, các đề xuất, kiến nghị của ngành, nhất là trong hoàn cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường…

Quyết đẩy lùi dịch bệnh trên toàn đất nước

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, về cơ bản chúng ta đang kiểm soát được tình hình dù dịch bệnh tại một số địa phương đang diễn ra phức tạp.

Những các ca mắc mới ghi nhận đều nằm trong khu cách ly, trong vùng kiểm soát, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. “Quyết tâm phòng chống hiệu quả và đẩy lùi dịch bệnh trên toàn đất nước ta, bảo vệ sức khỏe nhân nhân, lấy sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết, bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử sắp tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá, khắc phục những nhược điểm, hạn chế, bất cập trong phòng, chống dịch, phòng, chống từ xa, từ sớm, từ trước khi có dịch. Và một lần nữa lưu ý, phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, lấy tấn công là chính.

Chủ động tấn công là phải xét nghiệm chủ động, tích cực hơn nữa, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để tập trung cho công tác rất quan trọng này, từ đó phát hiện sớm các ca bệnh.

Thực hiện chiến lược vaccine, tăng cường tiếp cận các nguồn vaccine, mua vaccine theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra, kể cả chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine; tổ chức tiêm vaccine hiệu quả, đúng ưu tiên.

“Phải tiếp cận vaccine nhanh nhất, sớm nhất có thể, cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa cả về số lượng, chất lượng vaccine, vấn đề thanh toán, tiến độ…”, Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Nhật Bắc

Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải tăng cường hơn nữa vật tư, trang thiết bị, cơ sở vật chất để chủ động cho công tác phòng chống dịch, nhất là tại các địa phương trọng điểm, có nguy cơ cao.

Ngành Y tế phải phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh với yêu cầu đa dạng hơn, phong phú hơn, nhiều hình thức hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình, với các đối tượng khác nhau.

Thủ tướng yêu cầu khen thưởng những người làm tốt, tích cực, xả thân, hy sinh vì cộng đồng, những người đang ở tuyến đầu chống dịch, những mô hình hay, cách làm tốt; đồng thời cương quyết xử lý kịp thời những người vi phạm, kể cả đình chỉ, cách chức những người có chức vụ và xử lý hình sự nếu thấy dấu hiệu vi phạm đã rõ...

“Hơn một năm qua, ngành Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia đã đi đúng hướng trong chỉ đạo phòng chống dịch. Chúng ta không hoảng hốt, không mất bản lĩnh, cần tiếp tục kết hợp hài hòa giữa phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh với phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện mục tiêu kép”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu cầu.

Cơ sở khám chữa bệnh để lây nhiễm là không được

Với Bộ và ngành Y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, đã đạt được những thành tựu rất cơ bản, toàn diện, quyết định, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, nhất là trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Đội ngũ cán bộ ngành Y tế đã hy sinh thời gian, công sức, vật chất và cả tình cảm với tinh thần quyết liệt nhất, chịu nhiều hy sinh nhất, chịu mất mát, gian khổ để bảo vệ sức khỏe nhân dân, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít nước đạt thành quả tốt trong phòng, chống dịch, chi viện, giúp đỡ một số nước và hợp tác hiệu quả với các nước khi cần thiết.

Tuy nhiên, còn những hạn chế, bất cập, yếu kém, cần “tìm ra, chỉ rõ, nói thật, đối diện, cùng nhau giải quyết”.

Người đứng đầu Chính phủ đã chỉ ra 9 hạn chế của ngành. Trong đó, thể chế, cơ chế, chính sách còn vướng mắc nhiều; hệ thống tổ chức và quản trị y tế còn bất cập về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác.

Toàn cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Bộ Y tế. Ảnh: Nhất Bắc

Nguồn nhân lực y tế chất lượng cao vẫn hạn chế, nhất là ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn; tình trạng tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà vẫn tồn tại để nhân dân tâm tư, lo lắng, thậm chí bức xúc.

Ngoài ra, trong công tác phòng, chống dịch bệnh có lúc vẫn còn lơ là, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong đợt dịch mới.

“Cơ sở khám chữa bệnh phải là nơi an toàn nhất, gương mẫu thực hiện các quy định, để lây nhiễm là không được, người dân khó chấp nhận”, Thủ tướng lưu ý.

Đề cập đến thời gian tới của ngành Y tế, người đứng đầu Chính phủ nêu 7 nhiệm vụ chiến lược, 8 nhiệm vụ đột phá.

Theo đó lưu ý, phải khắc phục những hạn chế, vướng mắc, yếu kém, thực hiện thật tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách và các đề án của Nhà nước, chương trình công tác của các cấp về chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được giao; hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển ngành gắn với quy hoạch của các địa phương về phát triển ngành và chăm sóc sức khỏe nhân nhân dân….

Thủ tướng cũng nêu rõ, phải tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phù hợp điều kiện thực tiễn và tổ chức thực thi hiệu quả; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng ngành Y tế công khai, minh bạch, hiệu quả, kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân.

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho các đơn vị, địa phương. Thi đua khen thưởng phải kỷ luật nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng việc….

Một lần nữa, biểu dương, ghi nhận và hoan nghênh tinh thần trách nhiệm, hi sinh của toàn ngành Y tế trên tuyến đầu, Thủ tướng mong, toàn ngành Y tế và mỗi cán bộ, y bác sĩ, người lao động trong ngành tiếp tục phát huy tinh thần này để góp phần vào thành công chung của đất nước, trước mắt là tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp thành công, an toàn.

Mục tiêu tới năm 2020, đưa y tế Việt Nam vào top 30 thế giới Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, đưa y tế Việt Nam vào top 30 thế giới. Bộ kiến nghị Chính phủ ưu tiên, tăng đầu tư cho y tế trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất trong nước và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19…  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Nhật Bắc Đánh giá chung về ngành Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, theo các xếp hạng toàn cầu, tiêu chí về chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam đứng trong tốp 50, tương đương với các nước có thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 10.000 USD. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng dịch vụ y tế đứng thấp hơn, trong đó giá thành dịch vụ và hạ tầng thấp nhất… Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương sửa đổi Nghị định 16; đẩy nhanh lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí giá dịch vụ y tế, từ đó tạo điều kiện để các bệnh viện được tự chủ toàn diện, đầy đủ. Bên cạnh đó, phải tháo gỡ vướng mắc về biên chế, tự chủ thì các bệnh viện mới có cơ chế, nguồn lực để tuyển thêm bác sĩ, điều dưỡng viên. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ước tính theo nhu cầu hiện nay, số bác sĩ, điều dưỡng viên phải tăng gấp 3 lần.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm