Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 14/11/2023 - 21:23
(Thanh tra) - “Phải có cảm xúc với tình hình, với những gì mà người dân và doanh nghiệp đang vướng mắc, để làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng: “Phải có cảm xúc với những gì người dân, doanh nghiệp đang vướng mắc”. Ảnh: N.Bắc
Chiều ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.
Theo báo cáo, việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh. Từ 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh.
Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 437 thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân; 21/22 bộ và 61/63 địa phương đã công bố danh mục thủ tục hành chính nội bộ...
Những kết quả đạt được góp phần tạo sự thông thoáng, yên tâm cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, theo Thủ tướng.
Dù vậy, Thủ tướng lưu ý, nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu còn hạn chế về tầm quan trọng, tác động lan tỏa và hiệu quả của cải cách hành chính.
“Phải có cảm xúc với tình hình, với những gì mà người dân và doanh nghiệp đang vướng mắc, để làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Ông chỉ ra, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm (5 bộ đạt 50%, 1 bộ chưa thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư).
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn hình thức, chưa thuận lợi. Trong khi, kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; vẫn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”…
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên được Thủ tướng nhìn nhận, có cả khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan là chủ yếu, mà nguyên nhân lớn nhất là ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của một số người đứng đầu, vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”.
Hoạt động cải cách có nơi còn mang “tính hình thức”, chưa thực sự lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, theo Thủ tướng.
Vì vậy, ông yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa cả 6 nội dung cải cách hành chính, trong đó cải cách thể chế là nền tảng; cải cách thủ tục là trọng tâm; cải cách chế độ công vụ, công chức là động lực; cùng với cải cách tổ chức bộ máy; cải cách tài chính công và xây dựng Chính phủ số, để tạo đột phá.
Đặc biệt, cần chú trọng cải cách hành chính từ cơ sở, nghiên cứu giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện để tăng cường cho cơ sở để giải quyết thủ tục, công việc cho người dân và doanh nghiệp.
Quán triệt tuyệt đối không đùn đẩy trách nhiệm, Thủ tướng nêu rõ, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp cơ sở thực hiện nghiêm túc việc lắng nghe, tăng cường đối thoại để trực tiếp nắm bắt thực tiễn và chỉ đạo xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp.
“Rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và rà soát, cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết với người dân và doanh nghiệp”, theo lời Thủ tướng.
Triển khai cải cách tổng thể chính sách tiền lương
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những biện pháp, giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2024.
Đồng thời, khẩn trương rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục cải cách các quy định về nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Thủ tướng còn yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 26 của Thủ tướng về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền