Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng: Nghe báo cáo chống dịch chỗ nào cũng tốt, kiểm tra mới biết tốt hay không

Hương Giang

Thứ năm, 16/09/2021 - 22:04

(Thanh tra) - Từ thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật để biết chính sách đúng sai thế nào, nguyên nhân do quy định, do cách hiểu chưa đúng hay do khâu thực thi?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc

Ngày 16/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Tháo gỡ “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế

Hội nghị thống nhất xác định, xây dựng, hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thời gian tới, sẽ tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế trong các lĩnh vực được coi là “điểm nóng”, đang được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người dân quan tâm; kịp thời ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đơn cử, pháp luật về môi trường, đất đai, an sinh xã hội, tài chính, hợp tác công - tư; hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát bằng hệ thống pháp luật…

Theo yêu cầu của Thủ tướng, hội nghị dành nhiều thời gian nghe lãnh đạo các tỉnh, TP báo cáo, kiến nghị, đề xuất về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật tại các địa phương.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng kiến nghị, đề cao hơn nữa trách nhiệm của địa phương khi được phân cấp, phân quyền.

Ở địa phương cũng phải đẩy mạnh phân cấp, chủ tịch tỉnh phân cấp cho các giám đốc sở, các quận, huyện; đồng thời có cơ chế bảo đảm nguồn lực, nhất là con người, cơ sở vật chất…

Ông Quảng ví dụ, trong phòng, chống dịch, Thủ tướng chỉ đạo chuyển hướng chiến lược, kết hợp giữa tập trung, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo với phân công, phân cấp, phân quyền, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát đến tận cấp cơ sở đã mang lại hiệu quả rất rõ nét.

Trao đổi lại, Thủ tướng nhắc lại quan điểm Chính phủ và các bộ, ngành tập trung vào các nhiệm vụ chính: xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật.

Các nhiệm vụ còn lại sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. “Chỗ chưa phân cấp phân quyền thì đề nghị các địa phương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Không biết mà quản thì chỉ hợp thức hóa

Kết luận hội nghị, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh một số nội dung để các bộ, ngành, địa phương quán triệt, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Ảnh: Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Vì thời gian qua, nhiều nơi chưa nhận thức đúng tầm công tác này nên lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư chưa xứng tầm với một khâu đột phá chiến lược.

Tiếp tục tập trung cụ thể hóa, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên tinh thần nhà nước pháp quyền.

Sau khi luật được ban hành, Chính phủ xây dựng các nghị định, các bộ hướng dẫn bảo đảm đồng bộ, nhịp nhàng. Các địa phương cũng phải cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, đường lối trong nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, xây dựng và hoàn thiện thể chế để bảo đảm thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển, tạo động lực phát triển, phát huy các nguồn lực.

Cùng với đó, rà soát, giải quyết các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, trên tinh thần xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong rà soát, xây dựng thể chế.

Thủ tướng nhấn mạnh, mọi chính sách, pháp luật phải hướng tới người dân và doanh nghiệp; quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế phải quan tâm lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động.

“Lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên”, người đứng đầu Chính phủ nói.

Thủ tướng yêu cầu, phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật để biết chính sách đúng sai thế nào, nguyên nhân do quy định, do cách hiểu chưa đúng hay do khâu thực thi?

Ông ví dụ, Bộ trưởng Y tế đã có hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, rõ ràng về công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 tới tận xã phường, tránh tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu. Kiểm tra thấy, những nơi nào lãnh đạo nắm chắc tình hình, quan điểm, giải pháp thì tổ chức thực hiện tốt và ngược lại.

“Nghe báo cáo chỗ nào cũng tốt, nhưng kiểm tra mới biết chỗ nào tốt hay không tốt”, Thủ tướng chia sẻ và yêu cầu trong tổ chức thi hành pháp luật, phải quán triệt tận cơ sở, tới người dân, doanh nghiệp, tới đối tượng điều chỉnh.

Một lần nữa, Thủ tướng nhấn mạnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với quy định trách nhiệm, thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, bố trí nguồn lực và cắt giảm các thủ tục hành chính. “Không biết mà quản thì chỉ hợp thức hóa, không biết mà ký thì rất dễ bị sai”, Thủ tướng phát biểu.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình ban hành và sửa đổi luật.

Theo ông, tình hình thực tế diễn biến rất nhanh chóng, khó lường, bất ngờ, liên tục, trong khi yêu cầu của nhà nước pháp quyền là phải làm theo luật. Do đó, nếu không kịp điều chỉnh thì lạc hậu so với tình hình, gây ách tắc nguồn lực xã hội, hoặc vi phạm các quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm