Theo dõi Báo Thanh tra trên
N.P
Thứ bảy, 18/07/2020 - 18:29
(Thanh tra) - Ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với 12 tỉnh, TP Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, nhằm tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: N.Phó
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời gian qua, các địa phương trong khu vực đã chủ động tốt trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đóng góp vào thành công chống dịch của cả nước... Trong khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên cũng bị thiệt hại lớn về kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nước ta đã kiểm soát được Covid-19 với hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Các tỉnh, TP miền Trung và Tây Nguyên như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam... gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng đã thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19, nhất là chủ trương giãn cách xã hội, góp phần vào kết quả không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Cả nước đã cùng thực hiện mục tiêu “kép” là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ phấn đấu kiên trì, liên tục nên đạt được mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm là 1,81%, đây là con số thấp nhất của nước ta trong 10 năm qua, nhưng là cao nhất trong khu vực và trên thế giới do tác động của Covid-19.
Thủ tướng nói: Các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn, có 9 sân bay, 14 cảng biển, 9 khu kinh tế và nhiều khu công nghiệp với hạ tầng tốt; nhiều sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh và có dải bờ biển đẹp, là sản phẩm du lịch đặc sắc. Con người miền Trung lại cần cù, chịu thương, chịu khó, mạnh mẽ trong hành động.
“Chúng ta phải làm mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, không để tình trạng trì trệ, tăng trưởng kinh tế thấp như vậy được. Một mảnh đất mà anh hùng liệt sỹ hy sinh lớn nhất nước trong kháng chiến, nay chúng ta phải nhanh chân hơn, tiến bước hợp tác cùng nhau phát triển, phải vực dậy các loại hình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Với chính quyền, hãy cùng hòa chung hơi thở, cùng hòa chung nhịp đập, cùng một tiếng nói để giải quyết tốt việc làm, tạo sinh kế mới, niềm tin cùng phát triển trong lúc thế giới và đất nước đang gặp khó khăn, không được để đứt gãy nền kinh tế” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thủ tướng nhấn mạnh, cỗ máy kinh tế như cỗ xe tam mã với 3 con ngựa kéo gồm: "Đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu". Do đó, phải suy nghĩ xử lý các thành tố này để có sự tăng trưởng cần thiết ở địa phương. Trước hết, phải có môi trường đầu tư tốt và cách xúc tiến thu hút đầu tư mạnh mẽ, có cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các dự án và doanh nghiệp để hoạt động.
Thủ tướng cho hay, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp. Vì vậy, các tỉnh, TP phải tháo gỡ khó khăn cho các dự án ở địa phương cũng như thu hút các dự án mới.
“Quốc hội đã trao quyền cho Thủ tướng trong việc điều chuyển vốn giữa các địa phương. Vì vậy các địa phương cần đưa ra cam kết đồng hành với Chính phủ, khắc phục tồn tại, yếu kém trong chỉ đạo điều hành để phục vụ nhà đầu tư, doanh nghiệp; từ đó thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của mỗi địa phương cũng như cả nước. Tôi lưu ý, địa phương nào không tiêu hết tiền, yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều động cứ thẳng thắn nói ra. Rồi địa phương nào cần tiền để phát triển kinh tế, Chính phủ sẽ mang tiền đến. Tôi đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu tháng 8 tới đây phải trình Thủ tướng việc điều chuyển vốn từ những địa phương không giải ngân được sang những nơi đang cần tiền để xử lý những công trình, dự án” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn.
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên phải làm sao để bứt phá trong 6 tháng cuối năm. Đề ra phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện ra sao để cuối năm nỗ lực đạt cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cho từng địa phương. Các địa phương phải đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho phát triển, nhất là các kết cấu hạ tầng quan trọng và những giải pháp đột phá kết nối các tỉnh, TP, vùng, liên vùng, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ logistics… đặc biệt là kết nối Tây Nguyên với miền Trung; cần quan tâm hỗ trợ đối tượng lao động gặp khó khăn do Covid-19 nhưng không thuộc đối tượng được tiếp cận gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, đại diện các địa phương, các hiệp hội, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các học giả, các chuyên gia, doanh nhân ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã tham gia nhiều ý kiến, hiến kế... với mong muốn khu vực sẽ bứt phá phát triển kinh tế trong 6 tháng cuối năm và thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương