Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thể chế là “đột phá của đột phá” để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Hương Giang

Thứ tư, 04/12/2024 - 21:33

(Thanh tra) - Nhấn mạnh thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, cũng là “đột phá của đột phá”, là “động lực, nguồn lực cho sự phát triển”, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.

Quan điểm thể chế là đột phá của đột phá để khơi thông mọi nguồn lực phát triển được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khi phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, ngày 4/12.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về 6 đề nghị xây dựng luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Đề nghị xây dựng Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được Chính phủ cho ý kiến.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn”, cũng là “đột phá của đột phá”, là động lực, nguồn lực cho sự phát triển. Ảnh: Đoàn Bắc

Sau khi cho ý kiến từng nội dung cụ thể, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các thành viên Chính phủ và các đại biểu, hoàn thiện các đề nghị, dự án pháp lệnh theo quy định.

Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, lắng nghe các ý kiến góp ý.

Thủ tướng cũng đề nghị các Phó Thủ tướng theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 nội dung quan trọng trên.

Trong công tác xây dựng pháp luật, theo người đứng đầu Chính phủ, cần tiếp tục tổng kết thực tiễn để xây dựng chính sách, đánh giá tác động chính sách; triển khai cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chính sách của Đảng; tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc.

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị cần thay đổi tư duy làm luật theo hướng: Vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn tới phải đạt tăng trưởng 2 con số, thực hiện 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

Cùng với đó, rà soát lại, kiên quyết bỏ các cơ chế xin-cho, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng các luật, pháp lệnh; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024. Ảnh: Đoàn Bắc

Chính phủ và các bộ, ngành chỉ tập trung quản lý Nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật.

Thủ tướng quán triệt yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm tiếp xúc và giao dịch trực tiếp, giảm tiêu cực, tham nhũng vặt.

Các nội dung của các dự án luật, pháp lệnh, theo người đứng đầu Chính phủ, cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, rõ ý, rõ nghĩa, rõ quyền hạn, rõ trách nhiệm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ giám sát; tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp, tăng cường giám sát, kiểm tra, tăng cường hậu kiểm, giảm tiền kiểm.

Tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua.

Các bộ, ngành và địa phương phải tiếp tục rà soát các luật đã ban hành, nhất là những vấn đề vướng mắc, lạc hậu hoặc chưa theo kịp với thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật.

“Vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất có thẩm quyền”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", cũng là "đột phá của đột phá", là "động lực, nguồn lực cho sự phát triển".

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất trong công tác thể chế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cử tri

(Thanh tra) - Ngày 4/12, tại xã Pha Mu, huyện Than Uyên, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hội nghị do Đại tá Hoàng Thanh Bình, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, ĐBQH tỉnh khóa XV và ông Tao Văn Giót, Bí thư Huyện đoàn Tam Đường, ĐBQH tỉnh khóa XV chủ trì.

Bùi Bình

22:40 04/12/2024
Quảng Bình: Năm 2024, GRDP bình quân đầu người đạt 65,6 triệu đồng

Quảng Bình: Năm 2024, GRDP bình quân đầu người đạt 65,6 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVII tổ chức hội nghị lần thứ 20 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và cho ý kiến dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Lê Hữu Chính

22:10 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm