Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra

Thứ bảy, 22/01/2011 - 12:42

(Thanh tra) – Để đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra cũng như những yêu cầu mới đặt ra trong Luật Thanh tra (sửa đổi), việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra là một trong những yêu cầu bức thiết. Buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra – Thanh tra Chính phủ” đã thu hút rất nhiều ý kiến của các thành viên Hội đồng nghiệm thu và những người tham gia. Buổi nghiệm thu diễn ra nghiêm túc, sôi nổi và đạt hiệu quả cao.

Sáng 22/1/2011, tại Viện Khoa học Thanh tra diễn ra buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra – Thanh tra Chính phủ” do Ths. Bùi Ngọc Lam, Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm. TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra là vấn đề bức thiết Hiện nay, tại cơ quan TTCP, việc giám sát của người giám sát chủ yếu thông qua hình thức nghe báo cáo của đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra; xem xét, đối chiếu với kế hoạch thanh tra được phê duyệt để từ đó có nhận xét, đánh giá và xây dựng báo cáo kết quả giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra chưa gắn kết với việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Nhiều cuộc thanh tra chưa triển khai việc giám sát, chưa có cuộc giám sát nào do người ra quyết định thanh tra trực tiếp thực hiện. Hội đồng nghiệm thu đề tài đánh giá cao cách chọn đề tài và phần nội dung khai thác những vấn đề chung về chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của đoàn thanh tra. Trong các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và trong Thanh tra Chính phủ (TTCP) nói riêng, việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra là những nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, thuộc trách nhiệm trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan thanh tra.Tuy nhiên, trong những năm qua, một số vấn đề chung về chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra lại ít được nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống và sâu sắc nên trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra ở TTCP cũng như cơ quan thanh tra nhà nước các cấp còn có những vướng mắc, khó khăn, hạn chế nhất định.Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra đang là thách thức lớn đặt ra đối với TTCP nói riêng và các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến vị thế, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểutại buổi nghiệm thuBan chủ nhiệm đề tài và các chuyên gia, cộng tác viên đã tiến hành nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường việc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nói riêng và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước nói chung.Theo kết quả nghiên cứu, trong nhiều trường hợp, việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra còn chưa được sâu sát, cụ thể; cơ chế kiểm tra, giám sát còn chưa rõ ràng; hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao. Các cơ quan thanh tra nhà nước nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra để bảo đảm tính đúng đắn, hiệu quả của hoạt động thanh tra và việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thanh tra.Cần hình thành bộ phận chuyên trách về kiểm tra, giám sát Ths. Bùi Ngọc Lam, chủ nhiệm đề tài Theo TS Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, đề tài này có giá trị thực tiễn cao, nhất là trong điều kiện cần phải mở rộng, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra trong thời gian tới. Việc sửa đổi quy chế về kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra trong thời gian tới cần mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá chất lượng kết quả thanh tra. Đây cũng là hoạt động cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật Thanh tra mới.Trong các giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất, đáng chú ý là giải pháp tăng cường chuyên môn hóa việc giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra. Theo đó, cần hình thành một bộ phận chuyên trách giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra. Ở TTCP, có thể là một phòng nghiệp vụ đặt trong Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng hoặc Cục Chống tham nhũng. Ở Thanh tra bộ, tỉnh có thể là bộ phận chuyên trách đặt trong Văn phòng hoặc phòng Tổng hợp. Tuy nhiên, theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, quy mô của bộ phận chuyên trách này cần phải lớn hơn, cần nghiên cứu biện pháp hình thành 1 vụ, cục chứ không chỉ cấp phòng như trong đề tài. Tổng kết buổi nghiệm thu, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đánh giá cao hoạt động của Ban chủ nhiệm đề tài. Nghiên cứu này có giá trị thực tế cao, góp phần bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan, vạch ra những điểm then chốt của việc tăng cường kiểm tra, giám sát, thẩm định hoạt động thanh tra. Đề tài đã được các thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc với tổng số 455 điểm, trung bình 91 điểm Qua thống kê tại 55 địa phương và 19 bộ, ngành cho thấy, năm 2009, tổng số có 6.809 cuộc thanh tra được giám sát, kiểm tra trong tổng số 10.092 cuộc thanh tra được tiến hành (chiếm tỷ lệ 67,4%). Số lượng trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra bị tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra là khá lớn, nhưng qua kiểm tra hầu như lại không phát hiện sai phạm đáng kể (chỉ có 0,9% trưởng đoàn thanh tra có vi phạm, còn thành viên đoàn thanh tra thì không có trường hợp nào vi phạm). Bên cạnh đó, các dạng vi phạm được phát hiện không nhiều, chủ yếu là vi phạm về việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Đoàn thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra (36 đoàn); việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra (174 đoàn). Cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử ngành thanh tra được phát hiện cũng rất ít (4 người)..

Sáng 22/1/2011, tại Viện Khoa học Thanh tra diễn ra buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra – Thanh tra Chính phủ” do Ths. Bùi Ngọc Lam, Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm. TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra là vấn đề bức thiết Hiện nay, tại cơ quan TTCP, việc giám sát của người giám sát chủ yếu thông qua hình thức nghe báo cáo của đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra; xem xét, đối chiếu với kế hoạch thanh tra được phê duyệt để từ đó có nhận xét, đánh giá và xây dựng báo cáo kết quả giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra chưa gắn kết với việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Nhiều cuộc thanh tra chưa triển khai việc giám sát, chưa có cuộc giám sát nào do người ra quyết định thanh tra trực tiếp thực hiện. Hội đồng nghiệm thu đề tài đánh giá cao cách chọn đề tài và phần nội dung khai thác những vấn đề chung về chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của đoàn thanh tra. Trong các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và trong Thanh tra Chính phủ (TTCP) nói riêng, việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra là những nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, thuộc trách nhiệm trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan thanh tra.Tuy nhiên, trong những năm qua, một số vấn đề chung về chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra lại ít được nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống và sâu sắc nên trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra ở TTCP cũng như cơ quan thanh tra nhà nước các cấp còn có những vướng mắc, khó khăn, hạn chế nhất định.Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra đang là thách thức lớn đặt ra đối với TTCP nói riêng và các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến vị thế, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểutại buổi nghiệm thuBan chủ nhiệm đề tài và các chuyên gia, cộng tác viên đã tiến hành nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường việc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nói riêng và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước nói chung.Theo kết quả nghiên cứu, trong nhiều trường hợp, việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra còn chưa được sâu sát, cụ thể; cơ chế kiểm tra, giám sát còn chưa rõ ràng; hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao. Các cơ quan thanh tra nhà nước nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra để bảo đảm tính đúng đắn, hiệu quả của hoạt động thanh tra và việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thanh tra.Cần hình thành bộ phận chuyên trách về kiểm tra, giám sát Ths. Bùi Ngọc Lam, chủ nhiệm đề tài Theo TS Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, đề tài này có giá trị thực tiễn cao, nhất là trong điều kiện cần phải mở rộng, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra trong thời gian tới. Việc sửa đổi quy chế về kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra trong thời gian tới cần mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá chất lượng kết quả thanh tra. Đây cũng là hoạt động cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật Thanh tra mới.Trong các giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất, đáng chú ý là giải pháp tăng cường chuyên môn hóa việc giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra. Theo đó, cần hình thành một bộ phận chuyên trách giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra. Ở TTCP, có thể là một phòng nghiệp vụ đặt trong Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng hoặc Cục Chống tham nhũng. Ở Thanh tra bộ, tỉnh có thể là bộ phận chuyên trách đặt trong Văn phòng hoặc phòng Tổng hợp. Tuy nhiên, theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, quy mô của bộ phận chuyên trách này cần phải lớn hơn, cần nghiên cứu biện pháp hình thành 1 vụ, cục chứ không chỉ cấp phòng như trong đề tài. Tổng kết buổi nghiệm thu, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đánh giá cao hoạt động của Ban chủ nhiệm đề tài. Nghiên cứu này có giá trị thực tế cao, góp phần bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan, vạch ra những điểm then chốt của việc tăng cường kiểm tra, giám sát, thẩm định hoạt động thanh tra. Đề tài đã được các thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc với tổng số 455 điểm, trung bình 91 điểm Qua thống kê tại 55 địa phương và 19 bộ, ngành cho thấy, năm 2009, tổng số có 6.809 cuộc thanh tra được giám sát, kiểm tra trong tổng số 10.092 cuộc thanh tra được tiến hành (chiếm tỷ lệ 67,4%). Số lượng trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra bị tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra là khá lớn, nhưng qua kiểm tra hầu như lại không phát hiện sai phạm đáng kể (chỉ có 0,9% trưởng đoàn thanh tra có vi phạm, còn thành viên đoàn thanh tra thì không có trường hợp nào vi phạm). Bên cạnh đó, các dạng vi phạm được phát hiện không nhiều, chủ yếu là vi phạm về việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Đoàn thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra (36 đoàn); việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra (174 đoàn). Cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử ngành thanh tra được phát hiện cũng rất ít (4 người)..


Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm