Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tân Thủ tướng có nên tuyên thệ chống giặc “nội xâm” tham nhũng?

Thứ ba, 05/04/2016 - 08:11

(Thanh tra) - Sau khi được Quốc hội biểu quyết thông qua, ngày 7/4, tân Thủ tướng Chính phủ sẽ tuyên thệ. Vấn đề đặt ra: Tân Thủ tướng có nên tuyên thệ đầy lùi giặc “nội xâm” - tham nhũng?

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nói : "Nếu lãnh đạo sẵn sàng tuyên bố “tôi không tham nhũng” thì càng tốt". Ảnh: TN

Kỳ vọng Thủ tướng tuyên thệ chống tham nhũng

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nói “tuyên thệ chống tham nhũng, tôi ủng hộ”.

“Nếu lãnh đạo sẵn sàng tuyên bố “tôi không tham nhũng” thì càng tốt. Căn cứ vào đó, tập thể, Quốc hội, quần chúng nhân dân sẽ giám sát, và điều đó chắc chắn sẽ tạo ra những sự thay đổi, hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta”, ĐB Nghĩa nhấn mạnh.

Vị ĐBQH TP Hồ Chí Minh lưu ý thêm, tất cả sự tuyên thệ trước hết là hình thức, thủ tục nhưng trong cuộc sống hình thức, thủ tục thôi không đủ.  

Cũng bày tỏ sự đồng tình, ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, tham nhũng gọi là giặc “nội xâm” nên đó có thể là hình thức để góp phần giết giặc.

"Nói cả nghĩa đen và nghĩa bóng là giết giặc sẽ bảo vệ được đất nước, ở đây, giặc tham nhũng là giặc nội xâm nên phải giết thôi. Còn không sẽ rất gay go. Cá nhân tôi rất mong nếu tân Thủ tướng có được lời tuyên thệ hướng đến chống tham nhũng mạnh mẽ thì cử tri, nhân dân sẽ rất tin tưởng", bà An nhấn mạnh.

ĐBQH Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) mong rằng, Thủ tướng Chính phủ mới khi nhận chức lần này cần có lời tuyên hệ và thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách mạnh mẽ.

Nói cách khác hãy coi việc phòng, chống tham nhũng lãng phí là giặc nội xâm và quyết tâm phòng, chống tham nhũng lãng phí như quyết tâm bảo vệ tổ quốc của cả dân tộc.

Nội dung nào cũng yêu cầu tuyên thệ thì làm sao hết được!

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) bày tỏ, không phải trong lời tuyên thệ cho nhắc đến phòng, chống tham nhũng thì tân Thủ tướng Chính phủ mới quan tâm tới phòng, chống tham nhũng. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng luật đã quy định rất rõ, Hiến pháp cũng đã quy định rõ rồi. 

“Thời gian tuyên thệ có hạn, lời tuyên thệ của tân Thủ tướng Chính phủ phải thể hiện được quyết tâm để người dân, cử tri tin tưởng Thủ tướng sẽ làm hết lòng hết sức vì dân. Làm sao để người dân tin tưởng, kỳ vọng lời tuyên thệ của Thủ tướng là thiêng liêng, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ mới trước nhân dân, đó mới là điều mà  và cử tri cả nước chờ đợi”, ông Học nói.

ĐB Học cũng nói thêm, nội dung nào cũng yêu cầu Thủ tướng tuyên thệ thì làm sao thể hiện hết được. 

“Quan trọng là trong các chương trình hành động của Thủ tướng mới, quyết tâm trong triển khai nhiệm vụ trước nhân dân như thế nào”, ông nhấn mạnh thêm một lần nữa.

Cùng chung suy nghĩ, ĐBQH Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng, “nói tham nhũng thì phải nói thêm cái khác nữa. Mà thời gian để tuyên thệ rất cô đọng chỉ nói phục vụ Nhân dân, thực hiện theo Hiến pháp, pháp luật là đủ rồi”.

Ông Lai nhắc đến một chi tiết là, sau lễ tuyên thệ, trước Quốc hội, đồng bào cử tri cả nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nguyện “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm