Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tấn công COVID -19: Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện “chiến lược vaccine”

Hương Giang

Thứ hai, 17/05/2021 - 22:14

(Thanh tra) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện “chiến lược vaccine”, tìm kiếm nguồn vaccine; chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine; tổ chức tiêm vaccine ngừa COVID-19 có hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc

Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên cả nước

Sau khi nghe báo cáo, các ý kiến tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ nhận định, đợt dịch này có chủng virus mới, lây lan nhanh, khó lường tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là dịch đã xảy ra tại các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc đồng bộ, đảm bảo kịp thời, quyết liệt, đúng hướng từ Trung ương đến địa phương nên tình hình dịch vẫn được kiểm soát.

“Đến giờ này, chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi cả nước. Các ổ dịch có nguồn lây, chúng ta kiểm soát được; chưa phát sinh các ổ dịch mới chưa rõ nguồn lây”, Thủ tướng khẳng định.

Theo Thủ tướng, các cấp, các ngành, địa phương nắm chắc tình hình dịch bệnh, không chủ quan; công tác khen thưởng, xử lý, kỷ luật sai phạm trong phòng, chống dịch được thực hiện kịp thời.

Các cơ quan chức năng phản ứng nhanh, xử lý kịp thời, có tinh thần phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau…

Bên cạnh phòng, chống dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đúng tiến độ, đúng quy định...

Thực hiện tốt “5k + vaccine

Cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên phạm vi cả nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Cả hệ thống chính trị và toàn dân cần vào cuộc một cách thần tốc hơn nữa, mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để đầy lùi dịch bệnh.

Theo đó, các cấp, các ngành cần thay đổi cách tiếp cận, phản ứng phù hợp với tình hình mới với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; kế thừa những kinh nghiệm quý, bài học hay, có hiệu quả trong công tác phòng chống 3 đợt dịch trước cũng như những kinh nghiệm hay trên thế giới.

Thủ tướng một lần nữa nêu rõ, phải kết hợp hài hoà, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công trong phòng, chống dịch; thực hiện tốt “5k + vaccine”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Đ.X

Đề cập đến các giải pháp cụ thể, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các ngành, các cấp, địa phương huy động các nguồn lực để xét nghiệm COVID-19 chủ động; thực hiện “chiến lược vaccine”, tìm kiếm nguồn vaccine; chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine; tổ chức tiêm vaccine ngừa COVID-19 có hiệu quả.

Cùng với đó, chuẩn bị thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế và nguồn tài chính sẵn sàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng, với phương châm “tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo cho huyện, xã lo cho xã, thôn, bản, ấp lo cho thôn, bản, ấp, mỗi người dân tự lo cho sức khỏe của chính mình, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Xây dựng kịch bản khi dịch xảy ra tại khu công nghiệp

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương có phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong mọi tình huống, nhất là khi dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp… Đặc biệt, phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để trang bị kiến thức và truyền cảm hứng cho người dân vào cuộc trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19.

“Cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc thì chúng ta mới thắng được”, Thủ tướng nói và yêu cầu, phổ biến những mô hình hay để nhân rộng trong cả nước trong phòng, chống dịch.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị, cơ quan, địa phương căn cứ tình hình thực tế, chủ động, tích cực, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chỉ đạo, quy định của Nhà nước trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời lưu ý, phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, không lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch, vì nếu để dịch bệnh xảy ra thì sẽ gây hậu quả khôn lường.  “Một người lơ là, cả xã hội lao đao”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Các ổ dịch ở tỉnh Bắc Giang, và Bắc Ninh diễn biến khó lường

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện các địa phương có dịch COVID-19 đã phong tỏa ngay các ổ dịch, thực hiện giãn cách xã hội theo các cấp độ, cách ly, truy vết, xét nghiệm số người có nguy cơ....

Các bộ, ngành, địa phương cũng tăng cường hỗ trợ, chi viện cho các địa phương, đơn vị có ổ dịch. Do đó, tại hầu hết các địa phương, điểm có dịch cơ bản được kiểm soát.

Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn diễn biến khó lường, nhất là tại các ổ dịch ở tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, đông công nhân và nhiều người bị lây nhiễm.

Theo công bố của Bộ Y tế, 18h chiều nay, Việt Nam có thêm 117 ca COVID -19 mới, trong đó có 116 trường hợp do lây nhiễm cộng đồng, 1 người được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

116 ca mắc trong nước ghi nhận tại tại Bắc Giang (61), Bắc Ninh (38), Đà Nẵng (7), Hà Nội (5), Phú Thọ (2), Hưng Yên (2), Vĩnh Phúc (1). Trong đó, 93 trường hợp phát hiện trong khu cách ly, 23 ca ghi nhận trong khu vực được phong tỏa.

Như vậy, tính đến chiều 17/5, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 4.359 ca mắc COVID -19, trong đó có 2.890 ca lây nhiễm trong nước. Từ 27/4 đến nay, Bộ Y tế công bố 1.320 trường hợp lây nhiễm cộng đồng. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm