Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Sức” của nền kinh tế chưa khỏe

Thứ hai, 12/10/2015 - 17:00

(Thanh tra)- Hôm nay (12/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc phiên họp thứ 42. Cho ý kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2015 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, “sức” của nền kinh tế chưa khỏe, cần đặt biệt quan tâm đưa ra các giải pháp giữ ổn định kinh tế vĩ mô…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Thảo Nguyên

Nhập siêu trở lại sau 3 năm xuất siêu

Báo cáo trước UBTVQH, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, năm 2015, nền kinh tế nước ta phục hồi khá rõ nét. Tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch đề ra và cao hơn so với dự báo trước đây. Tính 9 tháng đầu năm, GPD đạt 6,5% - mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm. Dự kiến 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch theo nghị quyết của Quốc hội. 

Bên cạnh kết quả tích cực, một số ý kiến lo ngại, việc phục hồi tăng trưởng thiếu yếu tố bền vững. Nông nghiệp là ngành đóng góp xuất khấu lớn và xuất siêu khoảng 10 tỷ USD/năm nhưng chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu tình trạng “được mùa, mất giá”. Nhập siêu trở lại sau 3 năm (2012 - 2014) xuất siêu.

“Cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) khó khăn, cơ cấu chi NS chưa phù hợp, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh. Bội chi ngân sách dự kiến 5% không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ). Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2015, hiệu quả sử dụng vốn ODA và các chính sách sử dụng vốn ODA chưa cao, chưa gắn với chính sách huy động vốn đối ứng, áp lực và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Xử lý hụt thu lấy từ nguồn nào?

Theo Ủy ban Tài chính ngân sách, tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 6,5%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6,2%), tổng thu NSNN ước vượt dự toán 16.400 tỷ đồng (tăng 1,8% so dự toán) là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của Chính phủ, tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương. Song vẫn còn tình trạng chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, một số khoản chi NSNN vượt dự toán, chi tiêu chưa thực sự tiết kiệm triệt để.

Xem xét phát hành trái phiếu Chính phủ ra quốc tế

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Phiên họp thứ 42 có vị trí quan trọng, diễn ra ngay trước thời điểm khai mạc kỳ họp thứ 10. Ngoài cho ý kiến 9 dự án luật, UBTVQH sẽ xem xét kết quả thực hiện NSNN năm 2015, dự toán và phương án phân bổ NSNN năm 2016; đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ; Đề án Phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế đến năm 2020.

Tại phiên họp này, UBTVQH còn cho ý kiến về Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp...

Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi NSNN, trước tình hình công tác phát hành trái phiếu Chính phủ dài hạn gặp khó khăn, Chính phủ kiến nghị cho phép phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn TPCP để bù đắp bội chi. “Uỷ ban Tài chính ngân sách cơ bản tán thành. Đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về thực trạng công tác huy động vốn và giải pháp tháo gỡ, kiến nghị Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế và phải bảo đảm quản lý, sử dụng nợ công chặt chẽ, an toàn, hiệu quả”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển lưu ý.

Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng nhất trí phương án sử dụng một phần tiền bán bớt cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp, khoảng 10.000 tỷ đồng để góp phần xử lý hụt thu ngân sách Trung ương của Chính phủ, nhưng, Chính phủ cần làm rõ số còn lại 21.300 tỷ đồng sẽ được xử lý từ nguồn nào và báo cáo phương án xử lý cụ thể theo quy định của Luật NSNN hiện hành.

Quan trọng là giải pháp

Năm 2016, Chính phủ dự kiến GDP tăng khoảng 6,7%; tổng thu cân đối NSNN 984.500 tỷ đồng, tăng 6,1% so với ước thực hiện năm 2015; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%...

Cơ bản tán thành, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần điều hành các chính sách kinh tế linh hoạt hơn; có giải pháp cải thiện mạnh mẽ sự mất cân đối trong quan hệ thương mại với Trung Quốc; xử lý hiệu quả nợ xấu; kiểm soát chặt chẽ nợ công. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây mạnh các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ thị trường…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý nhập siêu khả năng lớn lên. Vì vậy, cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể, trong đó phải đẩy mạnh sản xuất trong nước, nếu không nước ngoài sẽ lợi dụng TPP dựa vào sản xuất của nước ta để hưởng lợi. Các thị trường tài chính, hàng hóa, lao động… cũng chưa ổn.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng cần tập trung vào các giải pháp. Báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của các Ủy ban cần phải làm rõ tác động của hiệp định thương mại tự do đối với sản xuất trong nước. Cùng với đó, phải cân nhắc và đánh giá sâu hơn, rõ hơn tình trạng nợ thuế, trốn thuế, thâm hụt ngân sách Trung ương…

Trên cơ sở đánh giá tình hình thời gian qua và triển vọng phát triển, mục tiêu đề ra cho năm 2016 như sau: Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý, kinh tế phát triển bền vững; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm