Theo dõi Báo Thanh tra trên
Xuân Cảnh
Thứ ba, 26/04/2022 - 21:44
(Thanh tra) - Sau 30 xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sóc Trăng đã không ngừng nỗ lực vươn lên, tập trung khai thác các tiềm năng, phát huy lợi thế, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng và phát triển. Tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, khẳng định được vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sau 30 năm tái lập, tỉnh Sóc Trăng đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, khẳng định được vị thế trong khu vực ĐBSCL. Ảnh: XC
Nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội
Tháng 4/1992, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ được chia tách từ tỉnh Hậu Giang.
Thời điểm chia tách, Sóc Trăng là tỉnh nghèo, có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất khu vực ĐBSCL; diện tích đất đai hầu hết bị nhiễm phèn, mặn; kết cấu hạ tầng yếu kém, lạc hậu, điều kiện về kinh tế - xã hội rất khó khăn…
Trong tiến trình phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sóc Trăng đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, từng bước khẳng định và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Kinh tế phát triển, chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa không ngừng được cải thiện và nâng lên.
Hiện nay, quy mô kinh tế của tỉnh (GRDP) đạt khoảng 57.120 tỷ đồng, tăng 38 lần so với năm 1992, đứng hàng thứ 11 về quy mô kinh tế trong vùng ĐBSCL; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1993 - 2021 đạt trên 10%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 2.031 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt 30.854 tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với năm 1992. Sản lượng lúa hàng năm của tỉnh đạt trên 2 triệu tấn, tăng 2,4 lần so năm 1992. Đặc biệt, tỉnh đã chuyển dần sản xuất lúa theo hướng đặc sản, chất lượng cao mang lại giá trị thu nhập cao cho người sản xuất. Cây lúa, hạt gạo ST24, ST25 đã vươn tầm quốc tế, trở thành gạo ngon nhất, nhì thế giới.
Trị giá xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 1.289 triệu USD, tăng 51,56 lần so với năm 1992; tốc độ tăng bình quân hàng năm 1993 - 2021 đạt trên 14%. Lúc mới chia tách tỉnh, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phương là tôm đông, gạo, đến nay đã có thêm mực đông, chả cá, nấm rơm, hành tím và hàng may mặc. Trong đó, mặt hàng tôm đông chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu của địa phương (từ 75% trở lên).
Hạ tầng giao thông vận tải được ưu tiên hàng đầu, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác tăng trưởng. Đường ô tô được đầu tư đến trung tâm các xã, phường, thị trấn đạt 100% (109/109 xã, phường, thị trấn). Đường giao thông nông thôn được các địa phương huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng trên 3.580km, nối liền hệ thống đường huyện, đường đô thị, đường tỉnh, quốc lộ, cảng, bến, tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế được củng cố và hoàn thiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các phương tiện chuyên ngành được chú trọng đầu tư. Đặc biệt, công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Khi tái lập tỉnh năm 1992, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương chiếm đến 36,7%. Năm 2021, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ, toàn tỉnh có 22.120 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,64%...
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng
Sau 30 năm tái lập tỉnh, Sóc Trăng đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tỉnh đã cơ bản thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế tiếp tục duy trì ổn định, hợp lý trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, sau 30 năm tái lập, tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, tiềm lực kinh tế - xã hội được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, thu nhập bình quân đầu người thấp… Sóc Trăng đã cơ bản thoát ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, kinh tế tiếp tục duy trì ổn định, quy mô kinh tế được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng…
Giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 bình quân 5 năm (2021 - 2025) đạt 8%. GRDP bình quân đầu người đến cuối nhiệm kỳ đạt 75 triệu đồng/người/năm trở lên. Cơ cấu GRDP khu vực I là 33%, khu vực II 26%, khu vực III từ 37% trở lên, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4%. Sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm trên 80% sản lượng lúa toàn tỉnh. Sản lượng thuỷ, hải sản đạt 417.000 tấn trở lên.
Tỉnh phấn đấu luỹ kế đến cuối năm 2025 có 72 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 6 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm từ 21% trở lên. Giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 1,2 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước trong cân đối đến cuối nhiệm kỳ là 6.500 tỷ đồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 - 3%/năm, trong đó giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo 3 - 4%/năm…
Để đạt mục tiêu đề ra, Sóc Trăng đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá đến năm 2025. Trong đó, đẩy mạnh phát triển toàn diện nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, cán bộ lãnh đạo, quản lý) chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng từng bước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp.
Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư năng lượng, cảng biển, khu logistics, khu, cụm công nghiệp, các đô thị, hạ tầng du lịch, hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế số.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý