Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/12/2019 - 18:17
(Thanh tra) – Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, “tới cuối năm 2022 là các địa phương sẽ hoàn thành việc sắp xếp với các cán bộ tại các đơn vị sáp nhập".
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: HG
Ngày 17/12, tại phiên họp 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày tờ trình về hồ sơ đề án sắp xếp các huyện, xã của 11 tỉnh, TP gồm: Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Long An và thành lập đơn vị hành chính tại tỉnh Đắk Nông.
Theo tờ trình của Chính phủ, có 324 đơn vị cấp xã và 4 đơn vị cấp huyện sẽ tiến hành sắp xếp theo đề án của 11 tỉnh, TP.
Ngoài ra, Chính phủ cũng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc thành lập phường Quảng Thành thuộc thị xã Gia Nghĩa và thành lập TP Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, trong số 11 tỉnh, TP trình đề án lần này, có 3 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện đảo Cô Tô, huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Quảng Trị) và 24 đơn vị cấp xã thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp trong giai đoạn 2019 – 2021. Tuy nhiên, Chính phủ và địa phương đề nghị chưa thực hiện sắp xếp do những lý do đặc thù về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Sau sáp nhập, 1 việc 2 người làm
Cho ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, sau khi sáp nhập thì vị trí đặt trung tâm xã, tên gọi của xã mới sau sáp nhập, việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất liên quan… đều phải tính toán kỹ lưỡng nếu không sẽ gây ra “tranh cãi”, thậm chí lãng phí nguồn lực.
“Tôi đồng ý về mặt nguyên tắc nhưng Chính phủ, địa phương sắp tới sẽ phải làm nhiều việc. Cần hướng dẫn chi tiết nếu không sẽ lúng túng. Chưa kể Đại hội Đảng các cấp cũng tới nơi rồi”, ông Hiển nêu.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, trong tờ trình của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra chưa thấy nhắc tới hiệu quả cũng như tác động của việc hợp nhất các huyện, xã.
Theo ông Phúc, quý I/2020, các xã bắt đầu Đại hội Đảng cơ sở. Vậy khi hợp nhất thì quỹ thời gian có đủ cho việc chuẩn bị ại hội Đảng không? Một vấn đề nữa là việc sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập. Trong khi phương án sau sáp nhập hiện nay là giữ nguyên số cán bộ của các huyện, xã được sáp nhập.
“Chúng ta cho cộng dồn (số biên chế cán bộ - PV) nhưng còn phân công công việc. Bây giờ cứ 1 việc mà tới 2 người làm”, ông Phúc nêu và nói thêm, một việc khó nữa là sau khi sáp nhập điều động cán bộ đang từ xã này mà sang xã khác thì không biết anh em có đi không?
Sau sáp nhập vẫn sử dụng trụ sở cũ, không xây mới
Giải trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc giải quyết cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập hiện đang thực hiện theo 4 chính sách, gồm: Giải quyết chế độ cho thôi việc; theo chế độ đối với cán bộ cấp xã không tái cử; theo chế độ tinh giản biên chế và cho phép địa phương ban hành chính sách riêng từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cho người thuộc diện sắp xếp.
"Thời gian sắp xếp cán bộ là 5 năm từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực. Theo đề án mà các địa phương xây dựng trình lên thì tới cuối năm 2022 là các địa phương sẽ hoàn thành việc sắp xếp với các cán bộ tại các đơn vị sáp nhập", ông Tân nói.
Còn về việc chọn trụ sở các huyện, xã sau sáp nhập, tên gọi, sử dụng cơ sở vật chất như trường học, trạm y tế… theo Bộ trưởng, đều có trong đề án của các địa phương.
“Hầu hết lấy cơ sở vật chất cũ để tiếp tục sử dụng chứ không xây dựng mới. Trong 2, 3 xã sáp nhập thì phương án là chọn vị trí trung tâm”, ông Tân thông tin.
Tại phiên họp, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý thông qua 12 nghị quyết phê duyệt đề án sắp xếp các huyện, xã của 11 tỉnh, thành phố gồm: Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Long An và đề án thành lập thành lập phường Quảng Thành thuộc thị xã Gia Nghĩa, thành lập TP Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông.
Theo hồ sơ đề án trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì:
Tỉnh Hòa Bình sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của huyện Kỳ Sơn với TP Hòa Bình và sắp xếp 106 đơn vị cấp xã, giảm 59 xã sau sáp nhập.
Tỉnh Hà Giang sẽ sắp xếp 4 đơn vị cấp xã, giảm 2 đơn vị. Tuy nhiên, tỉnh Hà Giang còn 12 xã thuộc diện phải sắp xếp nhưng đề nghị chưa sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2020 này.
Tỉnh Phú Thọ sắp xếp 80 đơn vị, giảm 52 đơn vị.
Tỉnh Hà Nam sắp xếp 12 đơn vị cấp xã, giảm 7 đơn vị đồng thời thành lập thị xã Duy Tiên và thị trấn Tân Thanh thuộc huyện Thanh Liêm.
Tỉnh Quảng Ninh nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long và sắp xếp 16 đơn vị cấp xã, giảm 9 đơn vị cấp xã.
Tỉnh Nghệ An sắp xếp 39 đơn vị, giảm 20 đơn vị cấp xã.
Tỉnh Quảng Trị sắp xếp 33 đơn vị, giảm 16 đơn vị cấp xã.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế sắp xếp 14 đơn vị cấp xã, giảm 7 đơn vị.
Tỉnh Lâm Đồng sắp xếp 10 đơn vị cấp xã, giảm 5 đơn vị so với hiện nay.
Tỉnh Đồng Tháp sắp xếp 2 đơn vị, giảm 1 đơn vị.
Tỉnh Long An sắp xếp 8 đơn vị, giảm 4 đơn vị so với hiện nay.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC