Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 15/08/2011 - 11:03
(Thanh tra) - Có lẽ, bài học về sự mất tên một loài hoa - lan Hài hồng - của TS. Dương Tấn Nhựt chắc chắn đã “ngấm đòn” trong không ít người. Nên, giờ nói đến chuyện cây sâm, tôi nghĩ ngay đến thứ “thuốc giấu” mà bà con dân tộc thiểu số thường hay gọi, hay nói theo kiểu cũ đó là “trúc tiết nhân sâm”, đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.
Rượu sâm Ngọc Linh ngâm từ rễ sâm (phải) và ngâm từ sản phẩm sinh khối tế bào rễ (trái)
Thương hiệu sâm Việt Nam
Tôi hỏi anh: “Xưa nay, kỹ thuật In vitro (nhân giống vô tính) là thế mạnh của TS. Dương Tấn Nhựt. Với thế mạnh này, từ hoa nhảy qua sâm chắc là không quá khó khăn? Và, công nghệ sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc Linh hình như là một lĩnh vực khá mới của anh?”. Nhựt cười: “Đã là khoa học thì không nên nghĩ đến chuyện khó hay dễ. Vấn đề quan trọng là phải xác định được cơ sở khoa học để nghiên cứu và đưa ra dự báo mức độ thành công của đề tài cùng những lợi ích về khoa học và cả thực tiễn của nó.
Ví như, với đề tài sâm Ngọc Linh, chúng tôi cùng lúc đưa ra hai nội dung lớn để nghiên cứu: Nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh và nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh bằng hệ thống nuôi cấy Bioreactor. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần để làm nên thương hiệu sâm Việt Nam”.
Có lẽ, bài học về sự mất tên một loài hoa - lan Hài hồng - của TS. Dương Tấn Nhựt chắc chắn đã “ngấm đòn” trong không ít người. Nên, giờ nói đến chuyện cây sâm, tôi nghĩ ngay đến thứ “thuốc giấu” mà bà con dân tộc thiểu số thường hay gọi, hay nói theo kiểu cũ đó là “trúc tiết nhân sâm”, đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.
TS. Dương Tấn Nhựt đưa cho tôi xem cả một chồng văn bản về đề tài “Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grush)”. Tôi đọc đến… hoa mắt: “Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất Saponin có cấu trúc hóa học đã biết, và 24 Saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 Saponin. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách Saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại.
Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới…”. Bởi quý là vậy nên cuộc “truy sát” giống sâm Ngọc Linh trên đỉnh Ngọc Linh (Kon Tum) và khắp vùng núi rừng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ từ bấy lâu nay đã diễn ra đến mức báo động, báo động về nguy cơ mất tên một loài sâm quý của không chỉ Việt Nam!
Và, đó cũng là một trong những lý do để TS. Dương Tấn Nhựt chọn hai nội dung “Nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh” và “Nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh bằng hệ thống nuôi cấy Bioreactor” để thực hiện song hành trong vài năm gần đây.
Thấy tôi có vẻ chưa hiểu về “Bioreactor”, TS. Dương Tấn Nhựt giải thích cặn kẽ: “Hiện nay trên thế giới, hệ thống Bioreactor là một trong những công cụ nuôi cấy hữu hiệu trong sản xuất sản phẩm trao đổi chất thứ cấp ở thực vật. Bioreactor có thể được kiểm soát bằng hệ thống máy tính nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhân sinh khối thực vật nhờ vào khả năng tự động hóa, tiết kiệm nhân công và giảm giá thành sản phẩm.
Với sâm Ngọc Linh, bằng phương pháp Bioreactor (nuôi cấy lỏng lắc), mục đích của các thí nghiệm mà các nhà khoa học đặt ra là tìm môi trường tối ưu và các điều kiện thích hợp tạo dòng mô sẹo có khả năng tạo rễ bất định, nhằm thu được rễ bất định từ mô sẹo một cách nhanh nhất và nhiều nhất.
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sinh khối sâm Ngọc Linh từ rễ bất định bằng hệ thống Bioreactor gồm những bước sau: Từ rễ sâm Ngọc Linh làm thành mô sẹo có khả năng tạo rễ bất định để nuôi cấy trên máy lắc, nhằm nhân sinh khối trong hệ thống bioreactor. Sau đó rửa, sấy khô và phân tích các thành phần Saponin có trong sản phẩm”.
Sâm… nửa tháng?
Nhân tiện, xin được nói thêm: Mấy ngày gần đây, TS. Dương Tấn Nhựt… phàn nàn với tôi (vì tôi là người đầu tiên đưa thông tin này trên báo chí, có lẽ thế; và yêu cầu tôi phải… đính chính hộ anh) rằng, do nhầm lẫn về thông tin nên một số tờ báo đã dẫn lại nguồn và “dịch” sang rằng “trồng sâm Ngọc Linh trong 15 ngày”. Nhựt bảo: “Đến thánh cũng chẳng trồng được, huống chi là người trần mắt thịt như tôi!”. Tôi… liều lĩnh gật đầu đồng ý “đính chính” hộ anh, nên TS. Dương Tấn Nhựt vui vẻ giải thích tiếp: “Với hướng nghiên cứu này, chúng ta sẽ tạo được một khối lượng lớn sản phẩm tế bào từ một hay một nhóm tế bào ban đầu của rễ sâm Ngọc Linh chỉ trong vòng từ 10 đến 20 ngày, thay vì ít nhất là 6 năm nuôi trồng ở ngoài thực địa”.
Hiện tại, thị trường sâm Ngọc Linh của Việt Nam không chỉ khan hiếm nguồn hàng, mà giá thành của mặt hàng này là rất cao: 70 triệu - 100 triệu đồng/kg khô và khoảng 20 triệu - 25 triệu đồng/kg tươi. Bởi vậy, thành công trong nghiên cứu nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh của các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên càng có ý nghĩa cao về nhiều mặt.
Tôi cũng xin được nói thêm rằng, cùng với sự thành công của nghiên cứu nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh, thì việc nghiên cứu nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh cũng đã thành công là điều rất đáng được lưu tâm.
Lại xin được nói thêm, việc nghiên cứu nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học khác ở Việt Nam tiến hành trong nhiều năm qua và mỗi nghiên cứu khác nhau cho ra những kết quả không trùng khớp nhau. Với riêng Viện Sinh học Tây Nguyên, kết quả của nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ sâm Ngọc Linh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường dược phẩm và mỹ phẩm hiện đang được chuyển giao quy trình công nghệ cho Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum, là một thông tin rất đáng để nhiều người cùng vui!
Tôi lại nhấp một ngụm rượu sâm “sinh khối rễ” và lại nghe chất ngọt nồng lan tỏa không chỉ trong thân thể riêng mình tôi! Và, với cách giải mã để “của quý” này không còn nằm trong vòng bí ẩn của các nhà khoa học, tôi tự tin bảo rằng, sâm Ngọc Linh - “thuốc ngải rộm con”, “thuốc giấu”, “sâm đốt trúc”, “trúc tiết nhân sâm”… (những tên gọi khác của sâm Ngọc Linh) - sẽ không phải đứng trước nguy cơ mất tên như một loài hoa quý của Việt Nam đã từng mất tên.
Ghi chép của Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T