Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 12/04/2014 - 11:08
(Thanh tra) - Lạm thu dưới danh nghĩa “phí, lệ phí” vẫn diễn ra; “phí chồng phí” chưa được kiểm soát khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc, thậm chí người dân còn bị lừa khi không phân biệt được giá hay phí. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này chưa được chú trọng, xử lý sai phạm lại “rất nguội”…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực phí, lệ phí chưa được chú trọng (ảnh Thảo Nguyên)
Đó là những thông tin được đưa ra tại phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí, lệ phí trước Ủy ban Tài chính Ngân sách, chiều qua (11/4).
Chưa thống kê được có “bao nhiêu loại phí, lệ phí”
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) chất vấn: hiện nay lạm thu phí, lệ phí phổ biến mọi lĩnh vực, mọi vấn đề của đời sống xã hội, từ thành thị đến nông thôn, phí chồng phí, nhiều loại không còn phù hợp. Tất cả chất gánh nặng lên vai người dân và doanh nghiệp. Cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra theo thẩm quyền, cơ quan nào kiểm tra dịch vụ phí, lệ phí?.
Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong công tác quản lý Nhà nước về thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, dù các khoản phí, lệ phí không lớn, có khoản chỉ đóng góp một lần, nhưng hàng trăm loại phí là gánh nặng với doanh nghiệp và người dân, chưa kể còn phải chịu nhiều áp lực vì các ngành, địa phương còn ban hành nhiều khoản thu khác. “Việc phân cấp quản lý và sử dụng phí và lệ phí có gì bất cập, có lợi ích ngành và lợi ích cục bộ địa phương trong việc thu phí và lệ phí?”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện nay có 301 khoản phí và lệ phí, trong đó hiện có 280 khoản phí và lệ phí đã có văn bản hướng dẫn thực hiện, còn 21 khoản chưa thu do thực tế chưa phát sinh. Cùng với đó, khi Pháp lệnh Phí và lệ phí có hiệu lực thi hành, từ năm 2002 đến năm 2007, Bộ Tài chính đã phối hợp với bộ, ngành, địa phương rà soát, bãi bỏ trên 340 khoản phí, lệ phí trước đây ban hành không đúng quy định.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phí, lệ phí tràn lan, nhiều loại không còn phù hợp với thực tiễn là do nhiều khoản phí, lệ phí giao cho HĐND cấp tỉnh quy định, nhưng việc quyết định miễn giảm phí, lệ phí thì chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ ra, người dân nói “phí chống phí”, nhưng Bộ Tài chính chưa làm rõ, thống kê được có bao nhiêu phí, lệ phí vượt ra ngoài danh mục kèm theo Pháp lệnh; chưa thống kê được bao nhiêu loại phí, lệ phí phải được rà soát, hủy bỏ, đã tạo thành “gánh nặng cho nhân dân”.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, hệ thống văn bản pháp luật quy định về phí, lệ phí nhiều, nhưng chưa đánh giá được việc ban hành đã đúng, đã đủ chưa? Tổng thu, chi từ phí và lệ phí cũng chưa được thống kế đầy đủ. Vì vậy, cần phải rà soát lại cơ chế, chính sách trong việc sử dụng nguồn thu, sử dụng phí và lệ phí cũng như đánh giá lại việc phân cấp cho địa phương.
Nhiều loại phí thực chất là giá
Dẫn chứng tình trạng nhập nhằng, lộn xộn trong việc áp dụng phí trông xe, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (tỉnh Ninh Thuận) bày tỏ, có “lợi ích cục bộ địa phương” mà không ai kiểm tra, giám sát, xử lý, thậm chí bỏ lọt khoản thu khi không được đưa vào ngân sách Nhà nước. Người dân phải “gánh” khoản dịch vụ “đội lốt” phí này, còn đơn vị tổ chức thu thì “lấy tiền chia nhau”.
Liệt kê ra hàng loạt các khoản thu được các cơ sở giáo dục tự đặt ra dưới mác “lệ phí”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, người dân không hiểu phí, lệ phí, giá dịch vụ nên nhầm lẫn, thậm chí bị lừa. Theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, để xảy ra tình trạng thu một số khoản vô lý để thành lập quỹ và sử dụng không đúng qui định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài chính.
Trong khi đó, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội Lê Hồng Trường, tình hình sai phạm về phí, lệ phí đang “rất nóng”, nhưng việc xử lý lại “rất nguội” khi qua nhiều năm chỉ kiến nghị xử lý hành chính 4 người, chuyển công tác 1 người trong lĩnh vực này.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ ra rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này gần như chưa được xem trọng.
Phủ nhận có lợi ích nhóm trong hoạt động thu phí, lệ phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, “việc thu phí, lệ phí đã được qui định rõ ràng về trình tự, thủ tục nên không thể tự đặt ra các loại phí, lệ phí ngoài danh mục. Khoản nào không có tên trong danh mục phí, lệ phí hoặc có tên mà chưa có hướng dẫn sẽ không được thu”.
Song, để kiểm soát tình trạng lạm thu phí, lệ phí trong thời gian tới, Bộ Tài chính đưa ra các giải pháp như ban hành văn bản qui phạm pháp luật về phí, lệ phí; tổ chức thanh tra, kiểm tra; chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí; ban hành danh mục, mức thu, nộp, để lại; ban hành các loại phí, lệ phí, quản lý các khoản thu, chi từ phí, lệ phí…
Quỹ bảo trì đường bộ - chỉ "chi" đoạn đường không phải BOT
Chất vấn đại diện Bộ Giao thông Vận tải về phí bảo trì đường bộ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Đinh Văn Nhã cho biết, sau khi các phương tiện phải nộp phí bảo trì đường bộ thì lập tức xóa bỏ các trạm thu phí, tuy nhiên thực tiễn 2-3 năm tới, đường 1A sẽ có khoảng 20 trạm thu phí BOT. “Bộ Giao thông Vận tải tham mưu như thế nào cho Chính phủ, khi đó có áp dụng thu phí nữa không ? Có phải là phí chồng phí hay không?”- Đại biểu Đinh Văn Nhã hỏi.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận Tài Nguyễn Hồng Trường cho biết, tuyến Quốc lộ (QL) 1A đầu tư 100% bằng ngân sách rất lớn, hết khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, Bộ đề xuất và được Chính phủ chấp thuận cho phép kêu gọi đầu tư bằng hình thức BOT. Bộ cũng lập đề án, cách 70 cây số cho phép lập trạm thu phí. Như vậy toàn bộ QL 1A có 17 trạm thu phí.
Theo Thứ trưởng, Quỹ bảo trì đường bộ thu chỉ để bảo trì với đoạn đường không phải là BOT, còn đoạn đường BOT thì nhà đầu tư phải tự duy tu, bảo dưỡng trong suốt quá trình. Tất cả thu - chi, hoạt động của Quỹ đều thực hiện đúng như quản lý đồng vốn ngân sách Nhà nước. “Chúng tôi công khai chi Quỹ này để người dân biết. Thanh tra Bộ Tài chính, Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước thường xuyên kiểm tra, nhiều cơ quan kiểm soát để minh bạch Quỹ này”.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết thêm, phí sử dụng đường bộ ở Trung ương năm 2013 thu được xấp xỉ 5.500 tỷ đồng từ đầu ô tô. Đối với phí xe máy (để lại 100% cho địa phương) giao cho các địa phương quyết định. Nhưng do các địa phương chậm triển khai nên đến nay mới thu được khoảng 500 tỷ đồng (đạt khoảng 20% so với dự kiến cả nước là 2.600 tỷ đồng).
Trước ý kiến đề nghị không thu phí bảo trì đường bộ đối với xe gắn máy do nguồn thu phí này không đáng kể, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, tuy không lớn nhưng cũng có ý nghĩa thể hiện sự đóng góp của người dân vào xây dựng hạ tầng giao thông.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình