Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội có thể họp bất thường vào trung tuần tháng 1/2024

Hương Giang

Thứ tư, 13/12/2023 - 11:24

(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, có khả năng cần tổ chức kỳ họp bất thường vào trung tuần tháng 1/2024 để xem xét những vấn đề còn tồn đọng và cấp bách trước mắt.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp này diễn ra trong 3 ngày, cho ý kiến 19 nội dung.

Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tổng kết kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.

Cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đây là hai dự án luật quan trọng, Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp 6 để có thêm thời gian chuẩn bị, đảm bảo chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác, như quy hoạch không gian biển quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù để triển khai ba Chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết giám sát của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, còn một số nội dung khác liên quan đến tài chính ngân sách còn tồn đọng, cấp bách trước mắt và một số dự án quan trọng quốc gia. Do vậy, có khả năng cần tổ chức kỳ họp bất thường trong thời gian tới.

Ngoài các nội dung trên, theo Chủ tịch Quốc hội, rất có thể sẽ có thêm dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ đã chuẩn bị nhưng chưa kịp trình ở kỳ họp 6.

Do thời gian từ nay đến Tết không còn nhiều, ông Vương Đình Huệ nói, nếu có kỳ họp bất thường thì sẽ vào trung tuần tháng 1/2024. Để đẩy nhanh công tác chuẩn bị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể họp thêm những phiên không thường kỳ.

Nội dung quan trọng nữa, tại phiên họp 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Cụ thể, gồm các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Nhấn mạnh công tác lập pháp phải kỹ lưỡng ngay từ vòng đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nội dung nào đủ điều kiện thì trình, còn chưa đủ điều kiện thì dứt khoát chưa đưa vào chương trình mà cần chuẩn bị chất lượng hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dự kiến thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Liên quan nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, định hướng là tăng cường công tác giám sát, các hình thức giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Bởi hiện chưa có có quy định cụ thể về trình tự, cách thức tổ chức cũng như hiệu lực, hiệu quả các phiên giải trình trong khi đây là hoạt động thường xuyên, cần mở rộng.

“Kết thúc giải trình mà không ban hành nghị quyết, kết luận thì không có hiệu lực. Vấn đề giải trình nổi lên rất nhanh nên cách thức chuẩn bị thế nào, chứ chuẩn bị từ 3 đến 4 tháng thì công việc trôi qua mất rồi. Do đó cần quy định rành mạch, chủ động, trách nhiệm, chuyên sâu, nhạy bén như yêu cầu của Nghị quyết 27 của Trung ương về xây dựng Nhà nước pháp quyền”, ông Vương Đình Huệ nói.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét nhiều nội dung quan trọng về tài chính, ngân sách, địa giới hành chính và nhân sự.

Trong đó có 9 nội dung liên quan đến tài chính ngân sách, như việc phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2023, bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học công nghệ và sự nghiệp bảo vệ môi trường, điều chỉnh vốn vay lại năm 2023 của các địa phương,  bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, xem xét quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu mỡ nhờn năm 2004.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm