Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình: Cán bộ có tư duy nhiệm kỳ thì không xứng đáng

Thứ sáu, 16/06/2017 - 06:25

(Thanh tra)- Chiều ngày 15/6, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đăng đàn trả lời chất vấn một loạt vấn đề “nóng” từ 12 dự án nghìn tỷ “đắp chăn, đắp chiếu”, lãng phí đến tư duy nhiệm kỳ, bổ nhiệm người nhà, khiếu nại, tố cáo (KN,TC)…

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đăng đàn trả lời chất vấn

Xử nghiêm sai phạm tại 12 dự án “đắp chăn, đắp chiếu”

ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) chất vấn, tại Kỳ họp thứ 2 (cuối năm 2016), Chính phủ báo cáo 5 dự án do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, được dư luận xã hội quan tâm. Vừa qua, Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý một số dự án kém hiệu quả xác định, 12 dự án gây lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng, hiệu quả đầu tư kém.

"Ngoài 12 dự án đã được xác định, có bao nhiêu dự án thuộc các bộ, ngành Trung ương quản lý rơi vào tình trạng tương tự như trên? Chính phủ có giải pháp gì?", ông Tiến nói.

Trả lời chất vấn, theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Chính phủ đã công khai thông tin về 12 dự án trên. Các dự án đó sẽ được cơ cấu, sắp xếp lại theo hướng không để thất thoát và không dùng ngân sách để trả nợ; giải quyết các vấn đề theo cơ chế thị trường; xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

“ĐB hỏi ngoài 12 dự án này còn nữa hay không? Tôi xin trả lời mang tính ước lệ thôi, không thể khẳng định là không có, cũng không thể nói là không còn. Trên tinh thần chung là còn, nhưng phải tiếp tục rà soát. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tự rà soát, phát hiện và báo cáo Chính phủ. Chính phủ sẽ có giải pháp để xử lý như đối với 12 dự án “đắp chăn, đắp chiếu””, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Các giải pháp được đưa ra cơ bản là làm sao không còn những dự án này, xử nghiêm các vi phạm. Các ngành, các cấp phải có trách nhiệm chấp hành đúng nghị quyết của Chính phủ, sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế, cơ cấu lại ngành nghề và tăng cường thực hiện các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng...

Đề cập đến tư duy nhiệm kỳ, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, câu chuyện này đang tồn tại ở nhiều ngành, nhiều cấp dẫn tới cắt khúc trong quản lý, phân tán nguồn lực đầu tư... “Làm sao để hạn chế, tiến tới bỏ tư duy nhiệm kỳ trong các ngành, cấp”, nữ ĐB tỉnh Đồng Tháp chất vấn.

Giải đáp câu hỏi này, Phó Thủ tướng cho biết, nguyên tắc của Chính phủ là phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành và địa phương; một việc chỉ giao cho một cơ quan để tránh chồng chéo. 

"Người cán bộ phải hết lòng, hết sức phục vụ, chịu trách nhiệm trước nhân dân, hành động theo lương tâm. Ai có tư duy nhiệm kỳ thì người đó không xứng đáng", Phó Thủ tướng nói.

Theo ông, tư duy nhiệm kỳ rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể muốn được phiếu bầu; có thể cán bộ thấy hết nhiệm kỳ rồi thì không quyết tâm, nỗ lực trong công việc. "Chính phủ sẽ tăng cường xây dựng thể chế, kiểm tra để kịp thời phát hiện sai phạm và xử lý nghiêm minh", ông Bình khẳng định.

Mở từ khóa “đúng quy trình, bổ nhiệm thần tốc, giải cứu”

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) bày tỏ lo lắng khi công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính, đúng quy trình pháp luật nhưng yếu tố người nhà “giọt máu đào hơn ao nước lã” lại quyết định.

“Với trách nhiệm của một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân, đề nghị có những giải pháp mạnh hơn, sát hơn để làm chìa khóa mở những từ khóa như “đúng quy trình, bổ nhiệm thần tốc, giải cứu” đang dần khép lại niềm tin của dân”, bà Hiền nói. 

Phó Thủ tướng cho biết, với quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, hành động, phục vụ người dân, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời giao Bộ Nội vụ kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, tiến hành thanh tra công vụ, báo cáo Thủ tướng.

Bộ Nội vụ đã kiểm tra, rà soát tại 11 địa phương, phát hiện một số trường hợp sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ, công chức. 

“Thủ tướng đã có ý kiến yêu cầu xử lý nghiêm, thu hồi những quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng với những trường hợp qua kiểm tra phát hiện có sai phạm. Đồng thời kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các trường hợp cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật”, ông Trương Hòa Bình giải trình.

Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là yêu cầu các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, trước mắt tập trung vào thực hiện các quy định tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng công chức- viên chức, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo ... Thanh tra, kiểm tra tối thiểu 30% các đơn vị trực thuộc trong năm 2017.

Chính quyền “ưu ái” nhà đầu tư sẽ dẫn đến khiếu kiện

ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng, công tác giải quyết KN,TC, giải quyết các vụ khiếu kiện đông người còn hạn chế, tình hình đang diễn ra khá gay gắt ở một số nơi, tại một số thời điểm. 

“Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, giải pháp đột phá nào giảm tải những vụ khiếu kiện đông người cũng như giảm tải đơn thư KN,TC trong phạm vi cả nước?”, ĐB Hiểu hỏi. 

“Năm 2016, tình hình KN,TC đông người có giảm nhưng qua đầu năm 2017 thì tăng”, Phó Thủ tướng cho biết, chủ yếu tập trung khiếu kiện về đất đai, quy hoạch treo… Trong đó, có những vụ kéo dài 20-30 năm. 

Chính quyền các cấp đã nỗ lực rất lớn để giải quyết và đã giải quyết được rất nhiều. Các vụ khiếu kiện kéo dài chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng dai dẳng, không dứt điểm. Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân có một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương, một phần quy định pháp luật chưa rõ ràng, khó áp dụng, một phần giá cả đền bù khi giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án không phù hợp.

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng cho biết, qua thanh tra thấy nổi lên vấn đề hài hòa lợi ích giữa Nhà nước -  người dân - nhà đầu tư pháp luật quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. 

“Những nhà đầu tư có lương tâm, có trách nhiệm đứng ra giải quyết với dân sòng phẳng thì dự án triển khai rất thuận lợi. Còn nếu chính quyền ưu ái cho nhà đầu tư thì cuối cùng sẽ dẫn đến khiếu kiện. Thực tế, có nhiều vụ việc, đền bù cho người dân giá rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng làm giá trị gia tăng cao, nhà đầu tư hưởng lợi nên người dân không đồng tình khiếu kiện”, Phó Thủ tướng chỉ ra. 

Ông cũng nhấn mạnh, nếu chính quyền giải quyết KN,TC hết sức công tâm thì xử lý được, không công tâm thì phải qua thanh tra, kiểm tra làm rõ, xử lý lại bảo đảm lợi ích hài hòa của người dân và nhà đầu tư thì mới giải quyết được. 

Cho nên, thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi pháp luật về đất đai, KN,TC; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết KN,TC. 

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm