Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 18/01/2023 - 17:27
(Thanh tra) - Quốc hội họp kỳ họp bất thường lần thứ 3, tiến hành thủ tục miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc chiều nay 18/1.
Ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Đ.X
14 giờ 30 chiều nay 18/1, Quốc hội bắt đầu kỳ họp bất thường lần thứ 3 để xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Xuân Phúc hiện là đại biểu Quốc hội khóa XV đoàn TP HCM.
Tờ trình cũng nêu rõ, theo quy định tại khoản 5 Điều 88 Hiến pháp, Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh, vì vậy, khi Quốc hội miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước thì đương nhiên thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh.
Sau khi nghe tờ trình, các đại biểu đã về đoàn thảo luận. Tiếp đó, các đại biểu đã bỏ phiếu kín về việc phê chuẩn miễn nhiệm.
Khi có kết quả kiểm phiếu được công bố, đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Kỳ họp bất thường thứ ba của Quốc hội khóa XV cũng đã kết thúc trong chiều nay.
Một ngày trước, ngày 17/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khoá tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân kinh tế.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII); Ủy viên Trung ương Đảng 4 khóa (X, XI, XII, XIII).
Năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần đầu khi 52 tuổi; vào Bộ Chính trị lần đầu vào năm 2011, khi 57 tuổi.
Trưởng thành từ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trong quá trình công tác, ông Nguyễn Xuân Phúc kinh qua nhiều chức vụ khác nhau như: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Năm 2011, ông được bầu giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đến tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Tiếp đó, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Tháng 1/2021, tại Đại hội XIII của Đảng, ông được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, sau đó được bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại kỳ họp thứ 11 vào tháng 4/2021, Quốc hội khóa XIV, ông được bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Nguyễn Xuân Phúc được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương
Sau gần 4 tháng, ngày 26/7/2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong sự nghiệp của mình, ông Nguyễn Xuân Phúc có 4 lần thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức (trong đó, 2 tuyên thệ khi được bầu làm Thủ tướng Chính phủ và 2 lần tuyên thệ khi được bầu làm Chủ tịch nước).
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã được trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng vào tháng 11/2022.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024(Thanh tra) - Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế 10%; tăng thuế suất với rượu, bia để tăng giá bán ít nhất 10%, theo đề xuất của Chính phủ.
Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh