Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi giải cứu”

Hương Giang

Thứ tư, 19/01/2022 - 21:51

(Thanh tra) - “Nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải là chờ đợi để giải cứu; nông thôn trở thành môi trường để giới trẻ khởi nghiệp trong kinh tế nông nghiệp; môi trường bền vững, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Ảnh: Đ.X

Ngày 19/1, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 26 (Ban Chỉ đạo) và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức hội nghị góp ý kiến báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Việt Nam là một trong những cường quốc nông sản

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá cho thấy, nhiều chỉ tiêu trong Nghị quyết 26 đề ra đến năm 2020 đạt và vượt như thu nhập của người dân nông thôn tăng 4,5 lần so với năm 2008; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 62,4%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm nhanh, bình quân giảm khoảng 1,5%/năm..

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng trưởng 8,17%/năm, cán cân thương mại liên tục xuất siêu, nông sản Việt Nam có mặt trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa Việt Nam thành một trong những cường quốc nông sản.

Song, khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Giá trị tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng chậm lại, chưa bền vững. Thu nhập ở nông thôn còn thấp, chênh lệnh vùng miền, giữa nông thôn và đô thị còn cao...

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho rằng nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và người dân nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

“Nông dân, người dân nông thôn là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển; là lực lượng quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng

Ban Chỉ đạo đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là duy trì tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp khoảng 3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp đạt bình quân từ 5,5-6%/năm giai đoạn 2021-2030; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 tăng gấp 2,5-3 lần so với năm 2020…

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Đ.X

Để đảm bảo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị các đại biểu cho ý kiến vào những nội dung chủ yếu về những thành công, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết đã đề ra; quan điểm, mục tiêu, giải pháp nào phù hợp với tình hình mới, bối cảnh mới cho từng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Cần tạo bước đột phá về “tam nông”

Nêu ý kiến, ông Phạm Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa qua vẫn tồn tại tình trạng thiếu nguồn lực cho phát triển “tam nông”, đặc biệt là cơ chế chính sách còn hạn chế, như chính sách đất đai, tín dụng làm cho người dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận.

“Hiệu lực, hiệu quả của cơ chế chính sách tam nông phải bàn một cách nghiêm túc vì nhiều chính sách chưa mang lại hiệu quả hay hiệu quả còn thấp”, ông Tấn thẳng thắn và kiến nghị, bố trí nguồn lực tín dụng, quan tâm nhiều hơn nữa đến áp dụng khoa học công nghệ…

Trong khi đó, ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị có chiến lược phát triển cây trồng, vật nuôi trong tương lai; bổ sung giải pháp nâng cao chất lượng nông sản, đa dạng sản phẩm, mở rộng rộng thị trường để giải bài toán “được mùa, mất giá” cho bà con nông dân.

Để làm rõ nét hơn những kết quả đạt được trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 26, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần đánh giá thêm hiệu quả các mô hình sản xuất như hợp tác xã, chủ trang trại… để làm cơ sở nhân rộng những mô hình điểm, cách làm hay tạo bước đột phá về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn tới.

Còn về tín dụng dành cho tam nông, ông Tú khẳng định, ngành Ngân hàng luôn xác định đây là một trong lĩnh vực đặc biệt ưu tiên. Vì thế, tín dụng nông nghiệp, nông thôn luôn có mức tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2008 -2020 tăng 18,6%, trong khi mức tăng chung của cả nước chỉ 16%.

“Thời gian tới, ngành Ngân hàng tiếp tục hướng dòng vốn vào nông nghiệp, nông thôn duy trì tỉ lệ khoảng 25 - 30% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Tín dụng tập trung vào nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, những sản xuất quy mô lớn”,  ông Tú cho hay.

Nhìn nhận nông nghiệp, nông thôn là thế mạnh, dự địa lớn của nền kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị bổ sung chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu nông sản là 80 tỉ USD vào năm 2030. Theo ông, chỉ tiêu này có cơ sở đạt được vì bình quân những năm qua tăng 3,3 tỉ USD/năm.

Toàn cảnh hội nghị góp ý kiến báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ảnh: Đ.X

Về giải pháp lâu dài, ông Cường kiến nghị bám sát cam kết của Việt Nam tại Cop26, với mức phát thải bằng 0 vào năm 2050 bởi nông nghiệp là lĩnh vực phát thải lớn thứ 2 sau năng lượng.

“Nếu có mục tiêu bao trùm cùng với giải pháp, chính sách, nguồn lực đi theo sẽ biến ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Đây chính là thế mạnh vượt trội của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới”, ông Cường nêu quan điểm.

Nông thôn phải trở thành môi trường để giới trẻ khởi nghiệp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định đến thời điểm này đã chín muồi để tổng kết và ban hành 1 nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nghị quyết mới phải đạt yêu cầu tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Giải quyết tốt những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là yếu tố quan trọng mang tính tiền đề để đất nước đạt được mục tiêu mà đại hội 13 đặt ra đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết phải rõ ràng, mạch lạc, khả thi; trong đó phải xác định được các giải pháp đột phá phù hợp từng giai đoạn, có lộ trình để thực hiện, tránh trường hợp quá chung chung thời nào nói cũng được.

Đặc biệt, nghị quyết mới phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cơ sở cái gì đã làm hay thì tiếp tục phát huy, giải pháp mới để giải quyết các vấn đề mới, khắc phục tối đa các hạn chế yếu kém.

Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý một số vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội như: thể chế về đất đai để phục vụ cho phát triển nông nghiệp được hoàn thiện; người nông dân an tâm làm giàu trên đất đã giao; thu hút được đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

“Nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải là chờ đợi để giải cứu; nông thôn trở thành môi trường để giới trẻ khởi nghiệp trong kinh tế nông nghiệp; môi trường bền vững, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Ban Chỉ đạo tiếp thu chắt lọc kỹ lưỡng các ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết để hoàn chỉnh báo cáo tổng kết để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi trình Ban Chấp Trung ương đảm bảo chất lượng, đúng kế hoạch đã đề ra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm