Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Nóng” khiếu nại đất đai: “Giải quyết từ cơ sở sẽ ổn”

Thứ ba, 22/05/2018 - 15:41

(Thanh tra) - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái và Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm đều cho rằng, để giải quyết hiệu quả khiếu nại, nhất là khiếu nại về đất đai thì chính quyền cơ sở phải vào cuộc…

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: TN

Sáng ngày 22/5, Quốc hội thảo luận ở tổ báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018.

Làm sai phải xin lỗi, sửa nghiêm túc

Tại đây, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Chiêm đề cập đến tình hình khiếu kiện, làm ảnh hưởng lớn đến an ninh, chính trị, an toàn xã hội.

“Khiếu kiện trong thời gian qua chủ yếu là đất đai. Các dự án chuyển nhượng ta làm không chặt chẽ. Theo tôi, các địa phương cần phải làm khách quan, chỗ nào thấy không đúng cần phải nhận khuyết điểm trước nhân dân và sửa sai nghiêm túc”, Thượng tướng nêu.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, có những vụ khiếu kiện kéo dài năm này, qua năm khác, không chỉ ở địa phương mà còn kéo ra Hà nội “ngồi suốt năm này, tháng khác”. Vừa qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị về giải quyết khiếu nại, tố cáo mang lại hiệu quả rất tốt. Trên cơ sở này, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo giải quyết.

“Vai trò chính quyền cơ sở quan trọng, anh có vào cuộc hay không, chứ đổ cho cái này, cái kia là không được”, Tướng Lê Chiêm nhấn mạnh và cho rằng, kể cả nếu liên quan một doanh nghiệp tư nhân cũng phải chỉ đạo cương quyết chứ không thể để lộng quyền khiến tình hình trở nên phức tạp.

Đồng tình, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thông tin, gần đây, khi thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư có nhiều vướng mắc. Cho nên, cần hướng dẫn trình tự, thủ tục h như thế nào để quản lý, sử dụng đất đúng luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, lợi ích của doanh nghiệp và người dân.

Làm hết trách nhiệm

 “Nếu làm tốt việc này thì tình hình khiếu nại liên quan đến đất đai sẽ giảm xuống”, Tổng Thanh tra lưu ý, để giải quyết khiếu nại hiệu quả nhất, theo thẩm quyền, theo trách nhiệm hiện nay là phải từ cơ sở. Các cơ quan Trung ương, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan tiếp dân ở Trung ương chủ yếu nắm tình hình quản lý Nhà nước, đề nghị các địa phương thực hiện.

“Tăng cường giải quyết ở cơ sở thì sẽ ổn, còn nếu kéo lên Trung ương thì rất phức tạp”, ông Lê Minh khái nhấn mạnh một lần nữa.

Theo Tổng Thanh tra, giải quyết khiếu nại rất phức tạp. Giải quyết khiếu nại lần 1, rồi lần 2, nhưng sau lần 2, người dân không đồng ý thì lại lên Trung ương giải quyết.

“Dù có lên Trung ương thì cũng phải mời địa phương giải quyết. Đề nghị lãnh đạo tỉnh sát sao để làm sao nắm tình hình, tổ chức đối thoại, giải quyết đúng pháp luật”, người đứng đầu ngành Thanh tra nói.

Tổng Thanh tra cho rằng, “chúng ta làm hết trách nhiệm của mình để giải quyết khiếu nại, phản ánh của người dân, nhưng những vụ việc lợi dụng để chống phá, đưa ra những yêu sách không đúng pháp luật dù đã được giải quyết đúng luật rồi, đối thoại giải thích rồi thì cũng phải có thái độ chấm dứt”.

“Người phạm tội mà có tài sản sẽ tiêu xài thoải mái”

Đề cập đến dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Tổng Thanh tra cho hay, “có nội dung rất lớn chúng ta phải thảo luận thống nhất là hình thức tố cáo thông qua điện tử, fax, điện thoại. Nội dung này còn có nhiều ý kiến khác nhau. Gần dây, tôi biết cũng chốt lại phương án như luật cũ”.

Theo Tổng Thanh tra, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân phải được tiếp nhận, xử lý, giải quyết theo quy trình. Trong điều kiện hiện nay, những đơn phải xác minh được người khiếu nại, tố cáo thì mới giải quyết được.

“Xác minh được người tố cáo, khiếu nại thì tỷ lệ xác minh giải quyết cũng ở mức độ khác nhau. Chúng ta đặt tỷ lệ giải quyết đạt 85% nhưng hiện chưa đạt được như mong muốn. Năm 2017 mới đạt được tỷ lệ 84,5% thôi. Do đó mở rộng nữa, về nguyên tắc thì tốt, nhưng với điều kiện hiện nay và biên chế không được tăng thêm… thì tôi e rằng khó khả thi. Do đó, đề nghị các đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ để bảo đảm quy định vừa thực thi, vừa đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân”, ông Lê Minh Khái nêu.

Liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm là việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Theo Tổng Thanh tra, muốn tăng tỷ lệ thu hồi thì phải phát hiện kịp thời hành vi vi phạm để xử lý, còn nếu để tài sản tẩu tán mới xử lý thì rất khó thu hồi được.

“Thường thường những người phạm tội mà có tài sản thì sẽ vung vãi, tiêu xài thoải mái. Cho nên, với những vụ mới có dấu hiệu đã phát hiện thì vừa thu hồi được tài sản, vừa không gây hậu quả nghiêm trọng về con người, cán bộ. Thanh tra Chính phủ và các địa phương phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát để làm sao phát hiện kịp thời, có giải pháp ngăn chặn để răn đe thì hi vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội”, ông Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng cam kết, chuẩn bị tốt các dự án luật, vừa bảo đảm chất lượng, kịp thời khi trình ra Quốc hội .

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm