Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/10/2017 - 15:12
(Thanh tra) - Tập trung chỉ đạo, xử lý những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch; trong đó đã xử lý nghiêm một số cán bộ lãnh đạo và công khai kết luận, tạo niềm tin trong nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TN
2017: Chưa chú trọng thanh tra công vụ
Báo cáo tại diễn đàn Quốc hội vừa khai mạc hôm qua - 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2017, Chính phủ đã tập trung chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, về nguyên tắc không quá 1 lần/năm.
Tập trung chỉ đạo, xử lý những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch. Trong đó, đã xử lý nghiêm một số cán bộ lãnh đạo và công khai kết luận, tạo niềm tin trong nhân dân.
Đặc biệt là đã nghiêm túc triển khai kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt và các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Hoàn thiện, trình Quốc hội Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, đưa ra xét xử công khai các vụ án lớn, dư luận quan tâm. Cụ thể: Từ ngày 1/10/2016 đến 31/7/2017, đã phát hiện, khởi tố điều tra 190 vụ án, 399 bị can về tội tham nhũng và 17 vụ, 90 bị can phạm tội về chức vụ.
Thu hồi tài sản có tiến bộ. (Thu hồi tài sản tham nhũng trong quá trình thực hiện các bản án có hiệu lực tăng 12,2% so với cùng kỳ).
Chú trọng công tác thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và các vụ việc gây bức xúc.
Tổ chức tiếp trên 352 nghìn lượt công dân (giảm 8,5% về số lượt; 8,9% về số đơn và 14,8% về số vụ so với cùng kỳ); giải quyết khoảng 84% vụ khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chính phủ cũng thẳng thắn thừa nhận: Thực thi pháp luật vẫn là khâu yếu; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; phối hợp công tác giữa các cấp, các ngành hiệu quả chưa cao. Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập chưa theo kịp yêu cầu. Còn những yếu kém trong công tác cán bộ; đã phát hiện nhiều vi phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Tinh thần, thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế.
Chưa chú trọng thanh tra công vụ, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành trên một số lĩnh vực ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn thấp, nhất là cấp cơ sở. Xây dựng Chính phủ điện tử chậm.
Đáng chú ý, tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết dứt điểm, phát sinh điểm nóng, phức tạp, phần lớn liên quan đến đất đai.
2018: Thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát
Với mục tiêu quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí… Trong năm 2018, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, bao gồm xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đổi mới phương thức, lề lối làm việc, tăng cường ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đề cao trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm vi phạm…
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp. Thực hiện thường xuyên, hiệu quả hoạt động thanh tra trong thực thi công vụ, nhất là công tác cán bộ, kỷ luật hành chính.
Yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm, công khai các vi phạm. Nâng cao hiệu quả thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Người đứng đầu chính quyền các cấp thực hiện đúng các quy định của Luật Tiếp công dân. Các cơ quan, địa phương phải rà soát, xử lý kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp kéo dài.
Tăng cường phòng chống, phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, được xã hội quan tâm; thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Trần Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa