Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Thứ ba, 15/01/2019 - 11:38

(Thanh tra)- Chiều 14/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế Dân chủ (QCDC) ở cơ sở đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện QCDC ở cơ sở Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Đại tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2018, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDC gắn với việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương mới ban hành, thực hiện “Năm Dân vận chính quyền” năm 2018.

Ban Chỉ đạo các cấp đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở dần đi vào nền nếp. 

Các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các nội quy, quy chế, quy ước, hương ước phù hợp với quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Công tác tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và kiện toàn Ban Chỉ đạo tiếp tục được các cấp ủy quan tâm. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và nhiều địa phương có nhiều đổi mới, nhất là trong công tác tuyên truyền, kiểm tra và tổ chức hội nghị chuyên đề. 

Nhiều mô hình hay tiếp tục được duy trì và nhân rộng như: Mô hình “Xây dựng tổ dân phố văn hóa, văn minh”; mô hình khu dân cư kiểu mẫu, mô hình “Nông dân với pháp luật”, “Cựu chiến binh với pháp luật”... đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện dân chủ, tự quản ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các cơ quan, đơn vị duy trì, chỉ đạo giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định và đạt được nhiều kết quả. Năm 2018, các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 27.580 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 83,7%....

Hoạt động của Quốc hội, HĐND các địa phương tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch nhất là thông qua các hoạt động chất vấn và được nhân dân, cử tri đánh giá cao; công tác xây dựng pháp luật có nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, sát thực tiễn; hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, công tác tiếp dân được chú trọng, nâng cao hiệu quả. 

Nhận thức về dân chủ, thực hành dân chủ và kết quả thực hiện QCDC ở từng loại hình cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực.

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện QCDC ở cơ sở ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2018, toàn bộ hệ thống chính trị theo chức năng nhiệm vụ của mình đã tiếp tục quan tâm chăm lo đến cuộc sống của người dân. 

Toàn cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Mai, vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục quan tâm trong quá trình cải thiện nâng cao đời sống người dân, một bộ phận người dân còn gặp khó khăn trong cuộc sống, khoảng cách giàu nghèo đang tiếp tục có xu hướng tăng. Ngoài ra, những vướng mắc đang còn tồn tại trong quan hệ giữa chính quyền với người dân. 

Những vụ việc khiếu kiện phức tạp đông người kéo dài vẫn còn những bức xúc ở một số địa bàn liên quan đến đất đai, môi trường vẫn còn nổi cộm, cần dành sự quan tâm trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở...

Về nhiệm vụ công tác năm 2019, bà Trương Thị Mai đề nghị tiếp tục phát huy dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp cơ sở nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế, sức mạnh trong nhân dân. Đưa việc thực hiện QCDC ở cơ sở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội. 

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ.

Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện QCDC ở cơ sở đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp tục chỉ đạo và theo dõi, nắm tình hình triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng chương trình công tác, kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở đạt hiệu quả, chất lượng...

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đều khẳng định, việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã tạo nên sinh khí mới trong phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. 

Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân, tồn tại trong việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở. 

Đồng thời đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở cho thấy vai trò quan trọng của công tác dân vận chính quyền, nhất là trong cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện dân chủ cơ sở được lồng ghép vào các kế hoạch, chương trình hành động, mục tiêu của Chính phủ với sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Việc đối thoại giữa cấp uỷ, chính quyền với người dân, doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo quyết liệt với trên 27.000 vụ việc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cần tiếp tục tăng cường công khai minh bạch, thực chất trong cải cách thủ tục hành chính. Trong xây dựng chính sách pháp luật cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp...

Nguyễn Nhuần

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm