Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 19/06/2015 - 09:00
(Thanh tra) - Thảo luận tại hội trường Dự thảo Luật Phí và Lệ phí hôm qua (18/6), nhiều Đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) cho rằng, phải rà soát các loại phí, lệ phí, giá dịch vụ; phân định rõ thẩm quyền thu, quản lý, sử dụng để tránh thất thoát, nhất là không tạo thêm gánh nặng cho người dân…
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, thu phí, lệ phí phải khắc phục được việc lạm thu, tận thu và phí chồng phí. Ảnh: Thảo Nguyên
Không để “lạm thu, tận thu”
Theo Tờ trình của Chính phủ, danh mục phí, lệ phí kèm theo Dự thảo Luật Phí và Lệ phí đã được sắp xếp lại từ 73 loại phí, 42 loại lệ phí kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí xuống còn 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí. Qua giám sát thực tế của Ủy ban Tài chính Ngân sách, danh mục phí, lệ phí quy định trong Dự thảo Luật chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chỉ quy định theo nhóm, loại phí, lệ phí; chưa rõ về tên gọi với nội hàm của một số loại phí, lệ phí.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, không chỉ công khai minh bạch trong chính sách phí, lệ phí mà còn phải tính tới quyền, lợi ích của người dân một cách hợp lý, chứ không phải khi cung cấp dịch vụ là nghĩ ngay tới chuyện thu phí, lệ phí. “Tuyệt đối không được tính tới lợi nhuận khi Nhà nước tính thu phí dịch vụ công. Còn nếu tính tới lợi nhuận thì phải xã hội hoá, không thể nhập nhèm giữa dịch vụ công và phí dịch vụ. Hơn nữa, thu phí, lệ phí phải khắc phục được việc lạm thu, tận thu và phí chồng phí”, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
“Nhắc lại câu chuyện con gà từ lúc nuôi đến lúc giết thịt chịu tới 14 loại phí”, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) bày tỏ sự không đồng tình nguyên tắc xác định mức thu phí còn tính đến mức lợi nhuận. “Tiền lương của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ công là từ ngân sách, là tiền của dân. Người dân chỉ cần phải trả các khoản tiền để bù đắp chi phí hợp lý là đủ, không cần phải trả thêm tiền mức lợi nhuận phù hợp”.
Nhiều ĐB cũng cho rằng, cần lắng nghe người dân, doanh nghiệp, loại bỏ các khoản phí, lệ phí không cần thiết. “Người dân đã đóng thuế nuôi bộ máy Nhà nước, nay vẫn phải trả tiền để được cơ quan Nhà nước phục vụ. Quy định như vậy tôi e người dân không thông. Cần rà soát lại các khoản phí và lệ phí để đảm bảo tính nhất quán”, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nói và cũng chỉ ra có những việc vừa có phí, vừa có lệ phí như án phí, lệ phí tòa án, phí sở hữu trí tuệ, lệ phí sở hữu trí tuệ. Rồi nội dung tương tự nhưng gọi lại khác như phí bay qua vùng trời, lệ phí đi qua vùng đất, vùng biển….
Để lại một phần thu phí dễ phát sinh tiêu cực
Theo Dự thảo Luật, số thu từ lệ phí nộp toàn bộ (100%) vào ngân sách Nhà nước (NSNN), chi phí tổ chức thực hiện thu lệ phí do NSNN đảm bảo. Còn đối với phí để lại một phần theo tỷ lệ (%) trên số phí thu được để trang trải chi phí cho tổ chức thu; phần còn lại nộp NSNN.
Tuy nhiên, nhiều ĐB không nhất trí và đề nghị quy định ngay trong luật: Toàn bộ các khoản thu phí được nộp 100% vào NSNN, các khoản chi cho tổ chức thu sẽ do NSNN đảm bảo và bố trí trong dự toán chi của các đơn vị, để bảo đảm minh bạch, rõ ràng. ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) lưu ý, quy định như vậy sẽ tạo ra sự thiếu công bằng giữa các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước đồng thời dễ bị lạm thu, tham nhũng.
Một vấn đề khác, “nếu không phân định rõ thẩm quyền Trung ương và chính quyền địa phương sẽ không đúng tinh thần Hiến pháp”, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) bày tỏ, loại phí nào, lệ phí nào địa phương thu nộp cho Trung ương thì Trung ương quy định. Còn loại nào để lại thì chính quyền địa phương quy định để đảm bảo nguồn thu cho địa phương mình, nếu không khi luật ban hành sẽ càng “bó” địa phương hơn.
Còn ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề nghị, cần phải có nguyên tắc phân cấp rõ ràng để quy định cụ thể loại phí, lệ phí nào do Chính phủ quy định, loại nào Chính phủ phân cấp cho các bộ, ngành, chính quyền địa phương. “Một khi phân cấp không rõ ràng, thiếu minh bạch sẽ dễ dẫn đến bất cập trong quản lý và sử dụng các nguồn thu từ các loại phí, lệ phí”.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng cho rằng, cần quy định rõ trong Dự thảo Luật về phân cấp cho HĐND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quyết định mức thu cụ thể và chế độ miễn, giảm đối với các khoản phí, lệ phí trong danh mục phí, lệ phí do QH quyết định phù hợp với phân cấp, gắn với nhiệm vụ cụ thể của địa phương.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC