Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hà Trang
Thứ sáu, 15/10/2021 - 13:00
(Thanh tra) - “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2019
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, việc chỉ rõ “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” là một trong những luận điểm nổi bật nhất của Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị "về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” cũng như trong chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
Thực ra, từ trước đó rất lâu, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đã là tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Minh chứng là, ngay từ buổi đầu Đảng mới được thành lập, trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng Minh ngày 18/11/1930, Đảng ta đã có tuyên bố đầu tiên về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng: “... Phải lãnh đạo từng tập thể sinh hoạt hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần dần cách mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tín ngưỡng của quần chúng...”.
Đảng Lao động Việt Nam ngay ngày 3/3/1951 khi chính thức ra mắt quốc dân cũng đã tuyên bố: “... Vấn đề tôn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người”.
Sắc lệnh 234-SL về chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành tháng 6/1955 cũng ghi rõ: “Việc tự do tín ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân”.
Những năm sau này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết về chính sách tôn giáo nhưng phải đến Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị "về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” thì có thể nói, quyền tự do tín ngưỡng được “định hóa” rất rõ thông qua cụm từ “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”.
Cùng với đó, một luận điểm song hành cũng ghi rõ trong Nghị quyết 24 này và cũng đánh giá mang tính đột phá không kém là sự ghi nhận: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”.
Theo nhìn nhận của các nhà nghiên cứu, sở dĩ nói là đột phá bởi có thể xem là quan điểm lần đầu tiên Đảng chính thức đưa vào văn kiện nghị quyết, phản ánh sự đổi mới có tính đột phá trong tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo. Khẳng định tôn giáo đồng hành lâu dài cùng dân tộc, do đó cần phải có thái độ khách quan, khoa học để giải quyết vấn đề tôn giáo, loại bỏ, khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan trong ứng xử với tôn giáo, muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo bằng mệnh lệnh hành chính.
Điều đáng nói là, cả hai luận điểm đột phá này sau đó được Đảng ta chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội VII năm 1991: “Tín ngưỡng là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Nhìn nhận tôn giáo dưới góc độ tâm linh - văn hóa là bước tiến mới về nhận thức lý luận của Đảng đối với vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Đảng ta đã vượt qua cách nhìn chính trị - tôn giáo quen thuộc để có cách nhìn mới, trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu tôn giáo như một nhu cầu chính đáng, tất yếu của một bộ phận nhân dân.
Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới
Cũng trong Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị năm 1990, lần đầu tiên khẳng định một quan điểm rất mới về tôn giáo, tín ngưỡng: Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Phải nhìn nhận được một cách khách quan một số nhìn nhận còn chưa được chuẩn xác về tôn giáo trước kia phải thấy hết được tính đột phá của quan điểm ấy. GS.TS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, từng có bài viết phân tích khá cặn kẽ về điều này trong đó nhận định: Có thể thấy, một thời gian dài, kể cả sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, trong hệ thống XHCN, quan điểm “tả” khuynh về tôn giáo vẫn còn tồn tại; thường nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo với CNXH; tập trung chủ yếu vào sự đối lập về hệ tư tưởng; xem xét bản chất tôn giáo một cách thiên lệch, bằng cách cắt xén phiến diện mệnh đề của C.Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ở nước ta, vào thời kỳ đó, ảnh hưởng của quan điểm trên cũng khá nặng nề, ít nhiều hạn chế việc thực hiện đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng.
Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, với việc ghi nhận “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, lần đầu tiên, trong văn kiện của Đảng khẳng định sự cảm thông, chia sẻ với những người có đức tin, không đối lập về mặt ý thức hệ để thừa nhận lý tưởng, đạo đức của tôn giáo có nhiều điểm tương đồng với lý tưởng, đạo đức XHCN. Đạo đức con người mới XHCN có những điểm khác biệt với đạo đức tôn giáo, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng như lòng thương người, bao dung, nhân văn, đức hy sinh, vị tha, tính thiện... Sự đổi mới đó chứng tỏ bản lĩnh và sự trưởng thành của Đảng trong công tác lý luận nói chung và công tác tôn giáo nói riêng.
13 năm sau, đến Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khoá IX) về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12/3/2003), quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.
Gần đây nhất, Đại hội XIII xác định “tôn giáo là một nguồn lực xã hội”, khẳng định quan điểm: Tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng ta nhấn mạnh yếu tố văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.
Quan điểm đổi mới, xác định “tôn giáo là một nguồn lực xã hội” và những chủ trương, chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo đã đem lại hiệu quả tích cực. Theo TS Nguyễn Văn Thanh - Trưởng ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chủ trương trên cùng với chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo không chỉ phát triển về cơ sở vật chất, số lượng tín đồ, các sinh hoạt tôn giáo tổ chức trang trọng (trong đó có những sự kiện mang tầm quốc tế) mà còn khích lệ được các tôn giáo cùng tín đồ tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội.
Gần đây nhất, đại dịch COVID-19 một lần nữa là minh chứng cho thấy, những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo đã một lần nữa được khẳng định trong đời sống xã hội, khi hàng nghìn tu sĩ, tín đồ đã tình nguyện đến các bệnh viện hỗ trợ y tế, chăm sóc bệnh nhân COVID. Các tổ chức tôn giáo đã ủng hộ bằng tiền, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế trị giá hàng nghìn tỷ đồng để cùng Chính phủ và xã hội chung tay phòng chống dịch. Các tổ chức tôn giáo đã ủng hộ tiền và thiết bị y tế để phòng chống dịch. Riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 8 đã ủng hộ 2 tỉ đồng cho Quỹ Phòng, chống COVID-19 qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; 3,5 tỉ đồng cho Quỹ Vắc xin của Chính phủ; 135 tỉ đồng cho Quỹ Vắc xin qua MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo cũng ủng hộ nhiều thiết bị y tế. Tổng trị giá ước tính 382,5 tỉ đồng…
Tôn giáo đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nguồn lực góp phần vào quá trình phát triển đất nước. Và các tổ chức tôn giáo sẽ còn phát huy tốt hơn vai trò của mình trong quá trình gắn bó, đồng hành cùng dân tộc chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà