Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngân sách năm 2021, dành bao nhiêu tiền chi cho phòng, chống Covid -19, thiên tai?

Hương Giang

Thứ sáu, 13/11/2020 - 23:41

(Thanh tra) - Năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội dự kiến bố trí 34,5 nghìn tỷ đồng; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng dự trữ quốc gia để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trong điều hành như phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh Covid -19...

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải. Ảnh: TN

Chiều ngày 13/11, Quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021.

Tổng số thu ngân sách Trung ương được phê duyệt là 739,4 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương là 603,9 nghìn tỷ đồng.

Tổng số chi ngân sách Trung ương là hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó dự toán là 350,8 nghìn tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Ưu tiên chi ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh

Trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, trong năm 2020, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn; dự kiến hỗ trợ 381,8 tỷ đồng cho 11 địa phương khu vực miền núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, dông lốc, sạt lở cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm.

Với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây Nguyên trong tháng 10/2020, đã bước đầu bổ sung 500 tỷ đồng cho 5 địa phương miền Trung. Ngân sách Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với mức tối đa 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng....

Năm 2020 cũng đã bố trí 37,4 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách Nhà nước; 100 tỷ đồng bổ sung quỹ dự trữ tài chính; 1.200 tỷ đồng chi dự trữ quốc gia và khoảng 90 tỷ đồng kinh phí thực hiện các hoạt động chỉ đạo tuyến về phòng chống dịch…

Theo ông Hải, năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội dự kiến bố trí 34,5 nghìn tỷ đồng; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng dự trữ quốc gia để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trong điều hành như: phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh....

"Điều hành kinh phí chi trả chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương năm 2021 được Quốc hội quyết định. Chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công", Quốc hội giao Chính phủ.             

Nghị quyết Quốc hội thông qua đã nêu rõ, phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên đã được quy định, ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, dự án cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với năm 2020

Bố trí vốn cho các dự án đã thực hiện thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung cho các dự án có khả năng hoàn thành.

“Kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định, không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư theo quy định”, nghị quyết nêu rõ.

Với các nhiệm vụ, dự án chưa đủ thủ tục đầu tư tính đến ngày 31/12, cần tiếp tục hoàn thiện, phân bổ sau khi Quốc hội khóa XV quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội giao Chính phủ thu, chi ngân sách và phân bổ ngân sách theo đúng quy định, thực hiện cơ chế tài chính đặc thù được cấp thẩm quyền quy định với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương, tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với năm 2020.

Quốc hội cũng cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho  địa phương để thực hiện các chính sách về tiền lương, an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017-2020.

Với địa phương thu ngân sách giảm lớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ bảo đảm mặt bằng dự toán chi theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, hỗ trợ theo quy định để đảm bảo địa phương này đủ nguồn kinh phí thực hiện chính sách tiền lương, chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm