Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/01/2016 - 20:32
(Thanh tra)- Cho ý kiến Luật Tiếp cận thông tin tại phiên họp 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hôm nay (14/1), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phải nói rõ loại nào được “mật”, loại nào không được “mật”, không thể để “cửa” cho người ta đóng dấu “mật” khiến người dân không tiếp cận được thông tin…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 của UBTVQH. Ảnh: Thảo Nguyên
"Ngăn sông cấm chợ" là không phù hợp
Dư thảo Luật quy định, thông tin phải cung cấp là thông tin do cơ quan Nhà nước tạo ra nhằm bảo đảm tính chính xác của thông tin và tính khả thi của Luật. Riêng UBND xã là đơn vị cơ sở, gắn bó trực tiếp với người dân phải cung cấp thông tin do mình tạo ra hoặc thông tin do mình nắm giữ. Các cơ quan khác của Nhà nước, trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình nắm giữ.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, nếu quy định không rõ thông tin nào được cung cấp, quyền tiếp cận thông tin của người dân bị ảnh hưởng. "Một người dân muốn mua một mảnh đất tại địa phương mà không được cung cấp thông tin vì không phải người cư trú ở đấy là vô lý. Chúng ta chỉ cần yêu cầu họ xuất trình CMND thì cung cấp thông tin. Ngăn sông cấm chợ là không phù hợp với đời sống hiện đại", bà Mai nói.
Dưới góc độ là cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phân tích thêm, Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định rõ những thông tin gì cần được công khai, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai cũng vậy. Cấm cái gì thì phải quy định rõ! Dự thảo luật cần quy định rõ thông tin nào được tiếp cận, thông tin nào không được tiếp cận.
“Cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình đang nắm giữ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Có như vậy mới thực sự bảo đảm và tạo thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Bởi vì, người dân sống ở địa bàn cơ sở (tại xã, phường, thị trấn), trong khi đó nhiều trường hợp việc ban hành văn bản tạo ra nguồn thông tin là của cấp trên cơ sở, nếu quy định chỉ cơ quan tạo ra thông tin mới có trách nhiệm cung cấp thì sẽ hạn chế việc tiếp cận, gây thủ tục phiền hà, tốn kém cho công dân”, ông Lý nhấn mạnh.
Không rõ thông tin nào được tiếp cận, luật không có giá trị
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề, "Quan trọng nhất là nói rõ thông tin gì được tiếp cận, thông tin gì bị hạn chế, tiếp cận một nửa hay không được tiếp cận. Những điều này đã được quy định trong các pháp lệnh, nghị định rồi, tại sao không đưa vào luật này mà phải chờ một luật khác".
Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu luật này không giải quyết được vấn đề này thì coi như không có giá trị. Luật cũng phải nói rõ loại nào được mật, loại nào không được mật, chứ không thể để “cửa” cho người ta đóng dấu mật để người dân không tiếp cận được. “Mật nghĩa là cấm tiếp cận thông tin, còn các cái khác phải để người dân được tiếp cận", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, sẽ cố gắng rà soát lại, những thông tin gì công khai và không công khai để cụ thể hóa vào dự thảo Luật này. Tất cả các nước đều có quy trình giải mật, trong luật này tất cả những gì không mật, được công khai hoặc đã được giải mật thì công dân có quyền tiếp cận. “Chúng tôi sẽ gắng làm thế nào để Luật này bao quát được hết các vấn đề cơ yếu nhất của việc tiếp cận thông tin đối với người dân”, Bộ trưởng khẳng định.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân, quyền con người. Vì vậy, tiếp cận như thế nào cần quy định rõ ngay trong Luật. "Người dân có quyền tiếp cận thông tin ra sao? Làm sao để mang tính khả thi trong cuộc sống, đề ra mà không làm được thì người dân không có niềm tin", Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Văn Hiền nói.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh, các cơ quan làm việc chậm 1 ngày thì nội dung đến với dân chậm 1 ngày, dẫn tới công tác chuẩn bị sẽ rất bị động. Cho nên, cần thực hiện tốt 5 điểm chuẩn bị cho từng nội dung công việc (ai làm, làm khi nào, làm như thế nào, khi nào làm xong, đến dân như thế nào) để bảo đảm cho cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra thành công.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải