Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/01/2012 - 11:35
(Thanh tra)- Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Báo ra số đầu tiên, phóng viên Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Trượng, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn rất tâm huyết với ngành, nên đã có những trao đổi rất thật về hiệu quả của việc tuyên truyền hoạt động thanh tra thông qua Báo... Chúng tôi trân trọng ghi lại những chia sẻ quý báu của ông.
Ông Trần Quốc Trượng, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Tuyên truyền về hoạt động thanh tra - Khó nhưng rất quan trọng
Nếu để ca ngợi, thì hoạt động của ngành Thanh tra có nhiều thành tích lắm. Mỗi năm tiến hành hàng chục ngàn cuộc thanh tra, thu hồi được nhiều tiền của, phát hiện nhiều sai phạm lớn. Đối tượng thường không ưa gì thanh tra. Những người lãnh đạo, quản lý bao giờ cũng nói thanh tra là quan trọng, là cánh tay, là tai mắt của lãnh đạo và coi việc tuyên truyền cho thanh tra là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực tế không mấy ai thích phải thanh tra đơn vị của họ, lại càng không thích khi báo chí công khai kết luận thanh tra về họ. Vì tuyên truyền là công khai hoá, là bước làm rõ hơn nữa mọi vấn đề mà kết luận thanh tra chưa có điều kiện nêu ra. Ví như đối tượng tham nhũng có bao nhiêu nhà, bồ bịch, ăn chơi phung phí tiền của nhà nước ra sao, trù dập người tố cáo thế nào, mua quan, bán chức những đâu, những ai, dùng những loại bằng dổm kiểu gì, ai bao che? Tại sao vụ việc hàng 10 năm, 20 năm mà bây giờ thanh tra mới làm rõ? Chỉ có báo chí mới làm kỹ được việc đó. Tuyên truyền đúng mức còn tạo được sự đồng thuận, tạo thêm sức mạnh cho việc xử lý sau thanh tra vốn là việc khó lâu nay.
Tuyên truyền cho hoạt đông ngành Thanh tra còn khó khăn ở chỗ: Không chỉ nêu đúng mức sự thật mà còn phải đào sâu, phân tích khi có vụ việc phức tạp, đụng chạm, nhạy cảm… dẫn đến việc có bài viết “bê nguyên xi” kết luận thanh tra, có tờ in không sót một chữ, cho chắc ăn. Có khi phóng viên, cộng tác viên phát hiện ra vụ việc tham nhũng, điều tra, viết rõ nhưng báo vẫn muốn lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt rồi mới in. Cũng phải thông cảm là có cái khó của báo, trước đây chưa được cởi mở như bây giờ. Nếu không cho in thì uổng quá mà phê “đồng ý” thì hoá ra lãnh đạo sai luật. Thôi thì cứ coi như lãnh đạo không biết, báo cứ in theo Luật Báo chí, thế là “bật đèn xanh” rồi. Và thực tế mọi việc vẫn thấy êm xuôi cả.
Làm lãnh đạo và phóng viên báo trình độ phải cao. Lãnh đạo Báo Thanh tra của ta có phẩm chất, ý chí, nhạy bén chính trị, tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy, đã động viên được đội ngũ phóng viên, kể cả thanh tra viên tham gia viết bài nêu nhiều gương tốt trong ngành. Nhiều cuộc thanh tra, giải quyết khiếu tố gay go, phức tạp, nhưng nhờ sự thúc đẩy của Báo mà thu được kết quả tốt hơn. Nhiều tấm gương vượt qua gian khổ khó khăn ở vùng sâu, vùng xa đã được phản ánh kịp thời, là nguồn động viên rất lớn.
Phải có tính chiến đấu cao, sức lan toả rộng lớn
Báo Thanh tra thời gian qua có khởi sắc nhiều, số lượng cán bộ tăng gấp hơn 20 lần khi mới thành lập. Nay, lại có Báo điện tử nhanh nhạy hơn và tuần ba, bốn kỳ báo in là cố gắng lắm, nhưng vẫn cần nhiều hơn để có loại bài viết dài kỳ mới hấp dẫn, mới có tính chiến đấu cao, mới đa dạng và phong phú. Chất lượng bài viết phải là số một. Tôi nghĩ kết luận thanh tra dù có là “mật”, cũng đâu có “mật” với lãnh đạo Báo Thanh tra. Và, anh em phóng viên họ cũng nắm được cả thôi, vì họ có được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ đối tượng thanh tra… Quan trọng là cách xử lý thông tin, là cách viết, để báo thì có tin bài, và việc tuyên truyền vẫn đảm bảo đúng luật. Từ cách đặt vấn đề, cách lập luận sắc sảo của báo, thậm chí cung cấp thêm thông tin sẽ giúp cho việc kết luận chính thức càng khách quan, chặt chẽ, tâm phục, khẩu phục. Từ đó, việc phải liên hệ, phối hợp với báo sẽ trở thành tất yếu, như là một kênh thông tin quan trọng...
Lãnh đạo báo của ta lâu nay rất có uy tín, vừa biết kiên trì bảo vệ lẽ phải, bài viết hay, phóng viên giỏi được chăm nuôi, vun đắp. Đã cố gắng đảm bảo đời sống cho đội ngũ phóng viên để họ dám viết, dám đầu tư công sức.
Kết luận thanh tra là một loại văn bản pháp lý nên phải chặt chẽ, cô đọng, cân nhắc từng câu, từng chữ, nó có tác dụng trong một khung cảnh, vụ việc, có khi trong một địa phương, đơn vị nhất định. Nhưng bài viết về vụ việc đó, khi được phân tích sâu sắc, dẫn dụ khúc chiết, căn cứ thuyết phục thì sức lan toả của nó vô cùng mạnh mẽ, có tác động đến cả tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của người đọc, người nghe, nhiều lứa tuổi, vùng miền, lãnh đạo có, bình dân có… nghĩa là nó được nhân lên gấp trăm, ngàn lần so với văn bản pháp lý khô cứng kia. Và, cái quý là nó được lưu giữ như một bài học lâu bền. Bài học đó rất có giá trị giáo dục về ngành thanh tra, về việc chống tham nhũng, tiêu cực… Nhiều đối tượng thanh tra có thể ngoan cố tìm mọi phương cách để phản bác, thậm chí bôi nhọ đoàn thanh tra, hòng làm lung lay kết luận thanh tra, kể cả bưng bít thông tin, vì như trên đã nói, họ ngại công khai, minh bạch. Nhưng khi thấy báo in là sợ mất vía, vì họ biết đấy là công cụ chống tham nhũng sắc bén nhất, nó truyền thẳng trực tiếp đến công chúng, nó như luồng điện, nó tác động đến tư tưởng, tình cảm… nó làm cho các nhà quản lý, lãnh đạo còn chần chừ, do dự, lừng khừng, nước đôi phải công khai quan điểm đúng sai, khách quan của mình trước công luận. Hiệu quả lớn nhất của Báo Thanh tra về các vụ việc tiêu cực, khiếu tố kéo dài là ở chỗ đó. Các kết luận thanh tra lâu nay về đường dây 500 KV Bắc Nam; về quản lý, sử dụng đất đai; về đầu tư xây dựng cơ bản; về bảo hiểm y tế; về ngân hàng; về giáo dục; về đơn thư tồn đọng;… có hiệu quả lớn là do ta biết định hướng tuyên truyền tốt, chu đáo và quyết liệt. Đặc biệt là các bài viết tổng kết kinh nghiệm rút ra sau các cuộc thanh tra đó. Và như thế, Báo Thanh tra đã đóng góp có hiệu quả cho hoạt động của ngành, góp phần quan trọng đưa hiệu quả hoạt động thanh tra đến với người dân trên mọi miền đất nước, tạo được niềm tin lớn cho Đảng, cho dân!
Trần Quốc Trượng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa