Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 20/05/2020 - 21:13
(Thanh tra) - Theo các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH), các hiệp định EVFTA, EVIPA mở ra “cơ hội vàng” để Việt Nam nối với thị trường GDP 15.000 tỷ USD nhưng không phải là “bữa tiệc” mà là bắt đầu cuộc đua…
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: TN
Chiều ngày 20/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hoà XHCN Việt Nam và một bên là EU và các nước thành viên EU (EVIPA).
Không để “tiệc thì người khác ăn, nợ thì chúng ta gánh”
ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) nhận định, hai hiệp định này tạo ra “thời cơ vàng” để Việt Nam vươn lên, ra nhập đội ngũ các quốc gia phát triển trong vài thập kỷ tới.
“Thời cơ đang đến, nhưng có tận dụng, phát huy biến thời cơ thành hiện thực được hay không thì lại là vấn đề”, ĐB Đoàn TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Từ đó, ông Nghĩa đề nghị, Chính phủ có chiến lược, kế hoạch cụ thể để toàn xã hội, nền kinh tế và hệ thống chính trị nỗ lực, phấn đấu triển khai, nhất là các cam kết với thời hạn cụ thể. Vì nếu không thực hiện các cam kết có thể bị chế tài, thậm chí trừng phạt theo thoả thuận trong hiệp định.
“Chúng ta bắt đầu cuộc đua chứ không phải là bắt đầu bữa tiệc. Nếu không thành công, chúng ta vẫn có thể tụt hậu. Chúng ta có thể ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình và khi đó với hai hiệp định này, tiệc thì người khác ăn còn nợ thì chúng ta phải gánh”, ĐB Nghĩa nêu rõ.
Theo ĐB Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội), Chính phủ đã chuẩn bị dự thảo kế hoạch hành động để sau khi Quốc hội thông qua hiệp định thì các bộ, ngành có thể bắt tay vào thực hiện ngay những nhiệm vụ được phân công.
Song ông Cường cho rằng, bản kế hoạch này mới chỉ ra hành động về truyền thông, hoàn thiện thể chế, luật pháp và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý…
“Tất cả những việc này mới chỉ tạo ra sân chơi hấp dẫn cho những người chơi là doanh nghiệp có đủ năng lực để hàng hoá, sản phẩm của họ đạt được những tiêu chuẩn ràng buộc” - ĐB Đoàn TP Hà Nội nhận định.
Nhắc lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với kỳ vọng “hàng hoá của Việt Nam sẽ tràn vào được những nước trong khối này”, nhưng theo ông Cường, sau 1 năm thực hiện, xuất khẩu của Việt Nam vào những nước này chỉ tăng 7,2% trong khi xuất khẩu chung của cả nước là hơn 8,4%.
“Điều đó, có nghĩa chúng ta chưa được hưởng lợi gì từ việc này”, ĐB Cường nói và đề nghị, Chính phủ cần xác định ngay các sản phẩm, hàng hoá nào là thế mạnh khi xuất khẩu vào thị trường EU. Từ đó, đánh giá ngay mức độ đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật xem hàng hoá đó cần phải làm gì để đạt được tiêu chuẩn của EU.
“EVFTA không phải là con đường miễn phí”
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc (ĐBQH Đoàn Thái Bình), khi Quốc hội bấm nút phê chuẩn hiệp định, cũng là bấm nút thông xe cho con đường cao tốc hội nhập với thị trường quy mô GDP 15.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, “đường cao tốc EVFTA không phải là con đường miễn phí”, ông Lộc nói và nêu rõ, “phí” phải trả từ phía Chính phủ là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, thể chế, chất lượng nguồn nhân lực.
Để doanh nghiệp và nền kinh tế có thể lên đường cao tốc hội nhập, chúng ta phải làm ngay những “đường gom”, “lối mở” để vào cao tốc. Đó chính là nội luật hóa các cam kết, hoặc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các cam kết đó.
Tiếp đó, là cần bảo đảm có được các biển báo, chỉ dẫn đầy đủ, rõ ràng để doanh nghiệp có thể tra cứu khi cần thiết; đồng thời tăng cường năng lực của bộ máy, cán bộ Nhà nước.
“Mục tiêu là để bảo đảm cán bộ thừa hành phải biết và hiểu đúng việc cần làm; ngăn chặn được các biểu hiện xin-cho, nhũng nhiễu “hành” doanh nghiệp, tạo ra “ổ gà, ổ voi thủ tục” trong quá trình thực thi hiệp định “cao tốc” quan trọng này”, Chủ tịch VCCI phát biểu.
Không chỉ thế, chúng ta cần phải nhanh chóng thiết kế các chính sách, chương trình, các biện pháp hỗ trợ cần thiết và không trái cam kết, để doanh nghiệp nội có đủ sức cạnh tranh và hợp tác với đối thủ mạnh từ EU, để những nhóm yếu thế không bị bỏ lại phía sau, bị gạt ra lề đường cao tốc
Còn ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cho rằng, "phí" là việc nâng cấp quản trị, đầu tư thay đổi nguồn cung, chuỗi sản xuất, qua đó đáp ứng các yêu cầu quy tắc xuất xứ của hiệp định.
“EVFTA chỉ mở ra con đường giao thương thuận lợi, EVFTA không tự nhiên mang đến thành công cho bất cứ doanh nghiệp nào nếu doanh nghiệp đó không có đủ sức cạnh tranh”, ĐBQH Đoàn Thái Bình phát biểu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà