Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 13/11/2021 - 10:26
(Thanh tra) - Sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết, cho phép TP Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế được thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển.
Quốc hội biểu quyết thông qua một số nghị quyết. Ảnh: Đ.X
Theo đó, Hải Phòng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý.
Trong các cơ chế, chính sách đặc thù, Hải Phòng được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ không vượt quá 60% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp.
TP này cũng được quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Được phép quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đặc biệt, Hải Phòng được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách TP và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do TP quản lý theo hiệu quả công việc với mức không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo…
Với Thanh Hóa, tỉnh này cũng được “nới” trần nợ vay, quyết định phí, lệ phí tương tự như TP Hải Phòng.
Nhưng hằng năm, ngân sách Thanh Hóa được ngân sách Trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách trung ương hoàn thuế giá trị gia tăng).
Mức bổ sung này cũng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại đây.
Trong quản lý rừng, đất đai, Thanh Hóa được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha; đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Cơ chế, chính sách đặc thù trong chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa trên cũng được áp dụng với tỉnh Nghệ An. Trần mức vay của Nghệ An không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Hằng năm, ngân sách Trung ương cũng bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Nghệ An không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.
Nghệ An còn được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022và trong thời gian thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù.
Thừa Thiên Huế được thí điểm trần mức vay và ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh tương tự như Nghệ An.
Nhưng phí thăm quan di tích trên địa bàn tỉnh được nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước (sau khi trừ chi phí được trích để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí).
Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí thăm quan nộp vào ngân sách Nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.
Quốc hội cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Quỹ Bảo tồn di sản Huế là quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý…
Các nghị quyết trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 và thực hiện trong 5 năm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang