Sáng ngày 29/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trước những diễn biến mới đòi hỏi giải pháp tích cực hơn, toàn diện hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”.Chùm ca bệnh mới rất phức tạpTừ điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho hay, từ 27/4, hiện nay, TP có 197 ca F0, trong đó có 159 ca cộng đồng, 38 ca từ các bệnh viện Trung ương là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Gần đây, từ 23/5, TP “rất căng thẳng, gồng mình” với chùm ca bệnh mới ở 2 địa điểm là Times City và Công ty T&T (số 2 Phạm Sư Mạnh).“Đây là chùm ca bệnh lần đầu tiên trên địa bàn Thủ đô mà chúng tôi mất dấu F0, rất phức tạp”, ông Chu Ngọc Anh thông tin, ở 2 địa điểm này rất nhiều cư dân sinh sống, làm việc. Từ đó, cũng bộc lộ phải tăng cường siết chặt quản lý cư dân ở các khu đô thị, cao tầng, tổ hợp văn phòng để đối phó dịch trong trạng thái mới.“Hà Nội khẳng định với tinh thần trách nhiệm và gương mẫu của Thủ đô, chúng tôi sẽ kiểm soát tốt tình hình trong mọi tình huống”, ông Chu Ngọc Anh nói.Từ kinh nghiệm chống dịch của Hà Nội, theo ông Ngọc Anh, TP sẽ tiếp tục huy động tổng lực cả hệ thống chính trị, chỉ đạo xuyên suốt của Thành uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, giao trách nhiệm, gắn trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan đơn vị đến tận bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố. Chế độ thông tin thông suốt. “Nửa đêm tôi cũng có thể gọi đến tận tổ khi có phát sinh F0”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói thêm. Cạnh đó, khi xuất hiện ca mắc mới, tất cả lực lượng của Hà Nội được kích hoạt để tận dụng công thức “48h vàng” để xét nghiệm, khoanh vùng, quản lý chặt…Người đứng đầu Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia tiếp tục có chính sách ưu đãi phân bổ vaccine cho các TP lớn, nguy cơ cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và có cơ chế để triển khai tiêm vaccine theo hình thức dịch vụ, đặc biệt là khu công nghiệp. “Xin các đồng chí cho Hà Nội chủ động để tiếp cận và đàm phán tiếp cận các nguồn vaccine”, ông Chu Ngọc Anh nêu.Kiến nghị nữa là Chính phủ, bộ, ngành quan tâm hướng dẫn việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế để đáp ứng công tác phòng chống dịch. Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể thêm về tổ chức xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm ở khu cách ly tập trung.“Hiện chúng ta làm 3 lần, ngày đầu tiên, ngày thứ 14 và ngày thứ 20. Chúng tôi đề nghị xem xét tần suất xét nghiệm lên 5 lần: ngày thứ nhất, ngày thứ 4, ngày thứ 7, ngày thứ 14, và ngày thứ 20 để chúng ta chủ động làm sạch các ổ dịch”, Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.TP Hồ Chí Minh đề nghị hỗ trợ tìm nguồn cung vaccineChủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho hay, đợt dịch thứ 4, TP ghi nhận 76 ca nhiễm trong cộng đồng. Hiện TP có 4 chuỗi lây nhiễm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nhật Bắc Đầu tiên là chuỗi ca bệnh trong công ty tại quận 3 phát hiện ngày 18/5 gồm 2 trường hợp bệnh nhân 4514, bệnh nhân 4583 là đồng nghiệp làm việc trong 1 văn phòng, nơi cư trú ở quận 7 và TP Thủ Đức. Kết quả giải trình tự gen hai bệnh nhân có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ).Thứ hai, là chuỗi ca bệnh tại quán bánh canh ở quận 3 phát hiện ngày 21/5 gồm 5 trường hợp (bệnh nhân 4780 - 4782, 5329 và 5463). Chuỗi ca bệnh này nhiễm biến chủng Anh.Thứ ba, chuỗi ca bệnh tại Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp phát hiện từ ngày 26/5. Kết quả giải trình tự gen của 5 bệnh nhân đầu tiên đều thuộc biến chủng Ấn Độ.Cuối cùng là chuỗi lây nhiễm phát hiện từ Bệnh viện Hoàn Mỹ gồm bệnh nhân 6444, 6445 là 2 vợ chồng. “Như vậy, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận sự lưu hành đồng thời của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh là biến chủng Ấn Độ và biến chủng Anh ở các ca bệnh cộng đồng”, ông Phong nói.Theo ông Phong, trước tình hình dịch bệnh, TP đã khẩn trương truy vết thần tốc, điều tra đối với ổ dịch, tổ chức khoanh vùng phong tỏa phù hợp để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, mở rộng xét nghiệm tìm kiếm nguồn lây nhiễm xung quanh khu vực phong tỏa…Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng hiện nay, nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp cao. Theo ông Phong, TP đã ghi nhận 2 ca bệnh làm việc trong 2 khu công nghiệp lớn là Tân Bình và Tây Bắc Củ Chi. Ngoài ra, không loại trừ có thể có một số người sinh hoạt ở Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng cũng làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp.“Điều này cho thấy nguy cơ dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp, hoặc ngược lại thông qua người lao động. TP có thể vẫn tiếp tục ghi nhận các ổ dịch rải rác, chùm ca bệnh trong cộng đồng do có nhiều nguồn lây chưa được phát hiện”, ông Phong đánh giáBên cạnh nhiều giải pháp mà TP đã đề ra, ông Phong có hai kiến nghị với Chính phủ. Thứ nhất, trong tình hình liên tiếp phát hiện nhiều chùm ca bệnh từ cộng đồng, TP đề xuất có chỉ đạo về biện pháp giám sát người đến từ những địa phương đang có nhiều ca bệnh trong cộng đồng để các địa phương kiểm soát chặt chẽ nguy cơ nguồn bệnh xâm nhập. Thứ hai, hiện TP Hồ Chí Minh có hơn 7 triệu người trên 18 tuổi, trong đó, nhóm đối tượng do ngân sách hỗ trợ được TP Hồ Chí Minh đăng ký nhận vaccine với Bộ Y tế là 1,6 triệu người. Như vậy, số người trong diện còn lại phải tiêm từ kinh phí do TP Hồ Chí Minh bố trí gồm ngân sách, nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ... khoảng 5,6 triệu người.Do đó, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung vaccine (đàm phán, cấp phép) và cơ chế tài chính khi mua nhóm vaccine này.