Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 09/06/2022 - 10:17
(Thanh tra) - Sáng ngày 9/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội. Vấn đề vì sao giá vàng SJC cao hơn hẳn các thương hiệu khác được đại biểu quan tâm.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về giá vàng. Ảnh: Đ.X
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, SJC là thương hiệu vàng được người dân ưa chuộng từ trước khi có Nghị định 24/2012 về chống vàng hoá ra đời.
Theo nghị định này, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Sau khi cân nhắc các mặt lợi ích, chi phí, Ngân hàng Nhà nước chọn SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia, loại chiếm hơn 90% thị phần ở thời điểm đó.
Việc có sửa Nghị định 24 hay không, Thống đốc nói, đã mất nhiều công sức để có được sự ổn định thị trường, giờ cho các thương hiệu khác sản xuất vàng miếng thì cần đánh giá kỹ lưỡng. Vì thế, nếu sửa Nghị định 24, sẽ xin ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Chưa hài lòng, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) giơ biển tranh luận. Theo ông, Nghị định 24 đã có hiệu lực 10 năm, khi đó vàng thế giới trên dưới 1.600 USD một ounce, vàng trong nước cũng chỉ 30 triệu đồng, nhưng giờ giá trong nước đã lên tới 70 triệu đồng.
“Tại sao không sửa nghị định này? Có nên để SJC độc quyền hay không, hay ngân hàng giao đơn vị, tổ chức làm một thương hiệu vàng khác để giảm sự độc quyền của SJC, thị trường vàng hạ xuống. Vì giá vàng tăng thì lạm phát sẽ tăng theo, tiền đồng mất giá”, ông Hòa nói.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhắc lại quy định tại Nghị định 24, là Ngân hàng Nhà nước được độc quyền vàng miếng. “Ở đây Ngân hàng Nhà nước thuê SJC sản xuất thương hiệu vàng miếng quốc gia”, bà Hồng nhấn mạnh.
Bà cho rằng, việc nên để thêm thương hiệu khác cùng sản xuất vàng miếng quốc gia để giảm độc quyền của SJC hay không, thì quá trình sửa nghị định này ngành Ngân hàng sẽ lắng nghe, xin ý kiến rộng rãi.
Chưa thực hiện nhập khẩu vàng về
Trong phiên chất vấn chiều qua (8/6), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, giá vàng trên thị trường quốc tế diễn biến rất phức tạp và khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố như chỉ số đồng USD hay căng thẳng chính trị giữa Ukraine và Nga…
Có thời điểm giá vàng tăng lên đến 2.000 USD/ounce, nhưng cũng có những thời điểm giá vàng lại xuống mức khoảng 1.700 hay 1800 USD/ounce.
Ở trong nước, có hiện tượng giá vàng của các nhãn thương hiệu khác ngoài SJC, tức là vàng nguyên liệu, chênh lệch so với quốc tế khoảng 2 triệu đồng một lượng. Riêng giá vàng SJC tăng ở mức lớn, khoảng 16-17 triệu trên một lượng.
“Giá vàng trong nước tăng cùng xu hướng với giá thế giới, nhưng tốc độ điều chỉnh nhanh hơn, trong khi giảm chậm hơn giá thế giới”, bà Hồng nhận xét.
Thống đốc cho hay, do thực hiện chủ trương chống vàng hóa trong nền kinh tế nên từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng, khiến nguồn cung vàng giảm.
Cạnh đó, là biến động của giá vàng thế giới, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng cũng lo ngại về rủi ro, nên thường niêm yết giá rất cao.
Với vai trò quản lý Nhà nước, bà Hồng cho hay, chưa tổ chức thực hiện nhập khẩu về để can thiệp thị trường vàng.
“Nhập khẩu vàng về thì phải sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước. Với nhu cầu thị trường hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa triển khai giải pháp này”, bà Hồng nói. Nhưng Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng phương án can thiệp trong trường hợp cần thiết.
Giơ biển tranh luận, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, có lẽ Việt Nam là nước duy nhất đi ngược với thế giới, khi nào giá thế giới giảm thì trong nước lại tăng. Liệu đằng sau việc giá vàng “đi ngược” với thế giới như trên có làm lợi cho tổ chức hay doanh nghiệp nào hay không?
Cùng tham gia tranh luận, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) hỏi việc độc quyền một thương hiệu vàng quốc gia là SJC có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC tăng cao như hiện nay?
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam