Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải thích “bán chổi đót, nuôi heo mà có biệt phủ” là khinh nhờn pháp luật

Thứ ba, 05/09/2017 - 20:43

(Thanh tra) - Tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Tư pháp thẩm tra báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 chiều 5/9, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn cho rằng, giải thích kiểu bán chổi đót, nuôi heo mà có biệt phủ là thái độ khinh nhờn pháp luật, coi thường nhân dân.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn. Ảnh: TN

Không né tránh mới chống được tham nhũng

Tham nhũng được đánh giá vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi. Công tác phòng, chống tham nhũng tại các địa phương còn yếu, chưa đồng đều.

Góp ý kiến, theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, cần đánh giá cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, có ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức.

“Một trong những yếu nhất dẫn tới tham nhũng, từ tham nhũng chính trị, quyền lực, “đẻ” ra tham nhũng kinh tế gây nhức nhối, bản chất là do công tác bổ nhiệm cán bộ nhiều nơi làm không chuẩn”, ông Bộ nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng, nguyên nhân không phải do “trình độ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng” mà do ý thức trách nhiệm chủ quan của những người làm công tác này.

"Nguy hiểm ở chỗ giờ có cán bộ nào bị phát hiện tham nhũng là dân mừng vui. Giờ phải nhìn rõ vào sự thật, nói thẳng sự thật, không né tránh thì mới chống được tham nhũng”, ông Bộ nói.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực thì đề nghị, công khai các kết luận thanh tra, đấu thầu để người dân, cộng đồng tham gia vào giám sát việc phòng, chống tham nhũng.

“Việc công khai kết luận thanh tra rất cần thiết để đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Nhưng nhiều ý kiến lại e ngại công khai kết luận thanh tra sẽ làm tình hình phức tạp. Không công khai sao người dân, cộng đồng giám sát được? Cái này luật đã quy định rồi, cần phải có chỉ đạo mạnh hơn trong thời gian tới”, ông Thực nói.

Có hay không tham nhũng ở 12 dự án lãng phí, thua lỗ?

Còn ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) phản ánh, cử tri nói “cứ địa phương nào có nhiều “biệt phủ” của quan chức thì gần như đó là những địa phương nghèo, những tỉnh còn nhận hỗ trợ chính sách của Trung ương”.

“Tôi nghĩ không phải bỗng nhiên cử tri nói như thế”, ông Sơn bày tỏ, những cán bộ có “biệt phủ” khi có vấn đề, thanh tra, công vụ vào cuộc lại đưa ra những giải thích với thái độ khinh nhường pháp luật.

“Giải thích kiểu bán chổi đót, nuôi heo mà có biệt phủ... là thái độ khinh nhờn pháp luật, coi thường nhân dân. Nếu nói như thế, cách đây 30 năm tôi đã trở thành đại gia rồi”, ĐB Sơn bày tỏ quan điểm, là công bộc của nhân dân mà thái độ trả lời như thế thì nên cho nghỉ công tác.

Cũng theo ông Sơn, công luận và nhân dân đang rất cần câu trả lời, có hay không có tham nhũng ở 12 dự án gây thất thoát, lãng phí lớn đã chỉ ra vừa qua? Câu chuyện bổ nhiệm cán bộ thời gian vừa qua? Rồi BOT có tham nhũng không?...

Ông Sơn lưu ý thêm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng mục đích cao nhất là thu hồi được tài sản, nhưng trong nhiều năm qua vẫn chưa tìm ra “lối thoát” nào để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản.

“Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng mới có kỳ vọng công cuộc phòng, chống tham nhũng hiệu quả”, ông Sơn nhấn mạnh.

Cần chỉ rõ địa chỉ

“Đề nghị Chính phủ khẳng định rõ tham nhũng có giảm hay không?. Chính phủ cũng cần làm rõ hơn căn cứ nào để dự báo tình hình tham nhũng năm 2018 sẽ tiếp tục giảm”, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nói.

Đánh giá, công tác phòng, chống tham nhũng trong năm 2017 đã đạt được nhiều kết quả, nổi bật hơn, rõ rệt hơn so với các năm trước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, Chính phủ, các cơ quan chuyên trách đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, với sự kết hợp đồng bộ hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, báo cáo còn quá cô đọng, chưa phản ánh hết được tình hình, chưa chỉ ra được nguyên nhân cụ thể, nhất là các nguyên nhân chủ quan.

“Tham nhũng, hối lộ rất phức tạp, giằng xé các quan hệ, lợi ích nếu không mạnh dạn nhìn thẳng vào vấn đề thì sẽ vẫn như trước đây… Cần xác định rõ hơn địa chỉ, nơi nào, khu vực nào, lĩnh vực nào, cơ quan nào, người nào phải chịu trách ở đây thì mới có tác dụng phòng ngừa, răn đe trực tiếp hơn”, ông Uông Chu Lưu nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga thì bày tỏ băn khoăn, báo cáo nêu “kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã có tác dụng răn đe nhất định và góp phần làm giảm tham nhũng” hay tình hình tham nhũng đã giảm.

Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2017 gây thiệt hại thiệt hại trên 1.351 tỷ đồng, đã thu hồi, kê biên 158,8 tỷ đồng, 314.000 USD và 04 căn nhà, 01 căn hộ chung cư.

Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý mới 128 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 5.110,9 tỷ đồng, đã giải quyết xong 86 vụ việc, tương ứng với số tiền 1.013,1 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Chính phủ, thu hồi tài sản tham nhũng đã được chú ý và có một số kết quả cụ thể hơn nhưng tỷ lệ còn thấp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương chưa có chuyển biến mạnh mẽ và quyết liệt.

Nguyên nhân thu hồi tài sản thấp do thời gian giải quyết các vụ án tham nhũng kéo dài (do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại) dẫn đến các tài sản là tang vật của vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị khi bán đấu giá. Đồng thời, Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản tập trung, thống nhất và minh bạch.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm